Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Thủ tục giải quyết ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
2. Những người có quyền yêu cầu ly hôn
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các đối tượng sau đây có quyền yêu cầu ly hôn:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy, vợ, chồng hoặc người thân trong gia đình có thể đệ đơn yêu cầu Tòa án thụ lý việc ly hôn giùm vợ, chồng.
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp thụ lý giải quyết hôn nhân và gia đình mà mà không xác định được nơi cư trú hoặc một bị đơn không có mặt ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo lãnh thổ. Cụ thể: Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết.
4. Thủ tục giải quyết ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú mới nhất
4.1. Yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Trường hợp vợ/chồng bạn đi khỏi nơi cư trú ít nhất 06 tháng liên tục thì bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn cư trú cuối cùng để thực hiện thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Sau khi Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu vợ/chồng bạn trở về bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo trình tự của pháp luật. Nếu sau khi ra thông báo tìm kiếm nhưng vẫn không xác định được thông tin của vợ/chồng bạn và kể từ ngày bỏ đi đã biệt tích 02 năm liền trở lên thì yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ/chồng bạn mất tích.
4.2 Yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích
Trường hợp nhận được yêu cầu và có căn cứ tuyên bố mất tích theo quy định, Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích.
Trường hợp trong thời gian thông báo tìm kiếm người bị tuyên bố mất tích mà vợ/chồng bạn trở về, bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo thủ tục thông thường.
Trong trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn thông báo tìm kiếm mà vợ/chồng bạn vẫn chưa trở về thì Tòa án sẽ xem xét đơn yêu cầu, trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố vợ/chồng bạn mất tích và bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn với người bị tuyên bố mất tích.
4.3. Giải quyết ly hôn khi vợ/chồng bị tuyên bố mất tích
Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị bao gồm:
– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn;
– Quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án;
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng;
– Bản sao sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
– Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng
Bước 3: Tòa án giải quyết
– Nộp tiền tạm ứng án phí: Sau khi nhận hồ sơ xin ly hôn với người mất tích, nếu hồ sơ hợp lệ, tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Người có yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho tòa án.
– Tòa án thụ lý giải quyết vụ án.
– Ly hôn với người mất tích thuộc trường hợp Tòa án không tiến hành hòa giải được ( thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 với lý do đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng), Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương với người mất tích thông thường kéo dài từ 4-6 tháng.
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Thủ tục giải quyết ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.
Pingback: Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải? – BEALAW
Pingback: Ly hôn đơn phương khi chồng đang chấp hành án phạt tù? – BEALAW
Pingback: Thủ tục yêu cầu Tòa án xác nhận cha, mẹ cho con mới nhất – BEALAW