Mất giấy khai sinh của con thì có ly hôn được không?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Mất giấy khai sinh của con thì có ly hôn được không? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014

– Luật Hộ tịch 2014

2. Giấy khai sinh có phải thành phần bắt buộc trong hồ sơ ly hôn?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi ly hôn thì cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau:

1. Đơn xin ly hôn

2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu photo có chứng thực của vợ chồng.

3. Giấy đăng ký kết hôn bản chính.

4. Giấy khai sinh của con bản sao có chứng thực.

5. Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).

Như vậy, Giấy khai sinh của con là thành phần bắt buộc phải có trong hồ sơ, trong trường hợp bị mất giấy khai sinh thì cha, mẹ có thể ra Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp Giấy khai sinh bản gốc cho con để được xin cấp trích lục khai sinh bản sao.

3. Cách xin cấp lại trích lục khai sinh bản sao cho con

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp lại trích lục khai sinh (trích lục hộ tịch) cho con nộp lên UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây, hồ sơ quy định bao gồm:

  • Tờ khai xin cấp bản sao trích lục hộ tịch;
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
  • Người yêu cầu cấp lại bản sao trích lục khai sinh cần xuất trình Giấy tờ tùy thân của người xin cấp và người mất nếu có (chứng minh/ hộ chiếu; thẻ căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân; giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp).

Bước 2:  Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ; nếu tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì có Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu trong ngày làm việc tiếp theo; chuyển hồ sơ để công chức làm công tác hộ tịch xử lý.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo hình thức nộp trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa thực hiện số hóa (sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu) và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo quy định.

Trường hợp 2: Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì có thông báo cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Sau khi hồ sơ được bổ sung, thực hiện lại bước ở Trường hợp 1;

Trường hợp 3: Người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch.

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ

Công chức làm công tác hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm).

+ Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ – thực hiện lại bước ở Trường hợp 2 hoặc Trường hợp 3 ( của Bước 2).

+ Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đúng thời gian đã hẹn thì công chức làm công tác hộ tịch lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả, chuyển Bộ phận một cửa để trả cho người có yêu cầu.

+ Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, trường hợp tiếp nhận hồ sơ cấp bản sao Trích lục hộ tịch theo hình thức trực tiếp, thì công chức làm công tác hộ tịch in bản sao Trích lục hộ tịch trình Thủ trưởng Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.

Người yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin trên biểu mẫu Trích lục hộ tịch điện tử và xác nhận (tối đa một ngày).

Nếu người có yêu cấp bản sao Trích lục hộ tịch đã thống nhất, đầy đủ hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu thì công chức làm công tác hộ tịch in bản sao Trích lục hộ tịch, trình Thủ trưởng Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.

Bước 4: Nhận kết quả

Người có yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch nhận kết quả là bản sao Trích lục hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Tóm lại, Giấy khai sinh là thành phần bắt buộc trong hồ sơ ly hôn, do vậy khi mất Giấy khai sinh thì cha/mẹ hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc yêu cầu cấp lại trích lục khai sinh bản sao theo thủ tục, trình tự như trên.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về Mất giấy khai sinh của con thì có ly hôn được không? theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *