Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề Không tố giác tội phạm bị xử lý như thế nào theo BLHS mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
2. Không tố giác tội phạm bị xử lý như thế nào theo BLHS mới nhất
Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về “Không tố giác tội phạm” như sau:
“Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”
Trong trường hợp này, chủ thể là người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Biểu hiện của hành vi: Không tố giác tội phạm dù biết rất rõ về tội phạm. Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
– Về thời điểm phạm tội “Không tố giác tội phạm”: Bất cứ giai đoạn nào của tội phạm (sắp, đang, đã xảy ra).
– Cách thức thực hiện hành vi: biết nhưng không tố giác với cơ quan chức năng.
– Về trách nhiệm hình:
Thứ nhất: Theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội “Không tố giác tội phạm” đối mặt với hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Thứ hai: Miễn trách nhiệm hình sự:
Tội phạm này có điều khoản miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội nhưng không bị tố giác hoặc phát hiện. Đối tượng có thể được miễn trách nhiệm cho 02 tội phạm này là: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.
Miễn trách nhiệm hình sự cho người bào chữa, trừ trường hợp không tố giác tội xâm phạm an ninh, tội khác đặc biệt nghiêm trọng.
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) vềKhông tố giác tội phạm bị xử lý như thế nào theo BLHS mới nhất theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
- Đương nhiên được xóa án tích trong trường hợp nào?
- Tội phạm ít nghiêm trọng là gì? Mức phạt tù cao nhất của là bao nhiêu?
- Xóa án tích có được coi là chưa có tiền án không?