ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Thứ nhất, nguyên tắc kí kết: bình đẳng, tự nguyện, công khai.

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động nên đương nhiên việc kí kết thỏa ước phải trên cơ sở của sự tự nguyện. Sự tự nguyện ở đây được biểu hiện ở việc các bên hoàn toàn có ý thức tự giác, tự nguyện trong việc kí kết thỏa ước, có quyền quyết định kí hay không kí thỏa thuận. Nếu tập thể lao động thấy cần phải kí kết thỏa ước lao động tập thể để ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động cũng thấy cần phải kí thỏa ước để người lao động có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ được giao thì hai bên sẽ gặp gỡ thương lượng để kí kết thỏa ước.

Pháp luật không thừa nhận những thỏa ước lao động tập thể được kí kết do sự ép buộc cuả một bên hay chủ thể thứ ba.

Ngoài ra, việc kí kết thỏa ước còn phải đảm bảo yếu tố công khai. Sự công khai này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người lao động vì những cam kết trong thỏa ước liên quan đến trực tiếp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của họ.

Thứ hai, nội dung của thỏa ước phải phù hợp với quy định pháp luật lao động và có lợi hơn với người lao động.

Bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai, khi kí kết thỏa ước các bên còn phải tuân thủ yêu cầu nội dung của thỏa ước phải phù hợp với pháp luật lao động. Bởi vì nếu những thỏa thuận trong thỏa ước với pháp luật lao động (theo hướng bất lợi cho người lao động) thì thỏa ước đó sẽ bị coi là vô hiệu, nghĩa là không được thấp hơn những quy định tối thiểu, không được cao hơn những quy định tối đa trong hành lang pháp lý của pháp luật lao động.

Hơn nữa, trên thực tế, người lao động luôn viện dẫn những quy định của pháp luật để đòi hỏi người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi cho mình nên nếu những thảo thuận trong thỏa ước trái với pháp luật lao động, tranh chấp lao động sẽ thường xuyên phát sinh. Do đó, nội dung thỏa ước phải phù hợp với quy định pháp luật lao động và theo hướng có lợi cho người lao động là một trong những điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực.

Thứ ba, chủ thể tham gia thương lượng và kí kết thỏa ước phải đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Trong toàn bộ quá trình kí kết thỏa ước lao động tập thể, giai đoạn thương lượng thỏa ước là giai đoạn quan trọng. Những thỏa thuận, cam kết trong thỏa ước có phù hợp với thực tế hay không, có lợi cho người lao động hay không hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn này nên do đó không phải ai, chủ thể nào cũng được quyền tham gia vào quá trình thương lượng thỏa ước lao động tập thể. Theo pháp luật lao động hiện hành, việc tham gia thương lượng thỏa ước lao động tập thể chỉ thuộc quyền của một số chủ thể, quy định tại điều 69 BLLĐ 2012.

Còn với việc kí kết thỏa ước lao động tập thể là thủ tục cuối cùng, nó mang ý nghĩa là sự cam kết về những nội dung mà của thỏa ước mà các bên thỏa thuận. Khi chủ thể tham gia kí kết không đúng thẩm quyền pháp luật thì thỏa ước lao động sẽ vô hiệu. Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở và đại diện người sử dụng lao động là những người có thẩm quyền kí kết thỏa ước lao động tập thể.

Thứ tư, việc thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thê phải theo đúng trình tự, thủ tục.

Trình tự thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thể là các bước luật định mà các bên phải tuân thủ để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực. BLLĐ 2012 đã có những quy định về trình tự, thủ tục thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thể. Điều 71, BLLĐ quy định vềQuy trình thương lượng tập thể. Quy định về trình tự, thủ tục kí kết thỏa ước lao động tập thể được ghi nhận ở 2 điều luật là: Điều 83 quy định về Ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp và Điều 87 quy định về Ký kết thoả ước lao động tập thể ngành.

Thứ năm, hình thức của thỏa ước lao động tập thể phải là văn bản.

Đây là điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực. Yêu cầu cơ bản nhất là thỏa ước lao động tập thể phải là văn bản. Để việc kí kết thỏa ước được diễn ra thì hình thức của thỏa ước chắc chắn phải là văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra. Khi thỏa ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng theo quy định của pháp luật sẽ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp thì sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên.

🎯CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – BEALAW
☑️Tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, đất đai, lao động, hôn nhân gia đình.
☑️Thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến chuyển nhượng mua bán, chuyển đổi công ty, thay đổi ĐKKD, thực hiện các thủ tục pháp lý riêng biệt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
☑️Tư vấn thu hồi công nợ, thành lập, giải thể, chuyển nhượng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
☑️Soạn thảo các văn bản, đơn khiếu nại, tố cáo, di chúc, hợp đồng.
Với tôn chỉ “ trung thực – tận tâm – trách nhiệm – hiệu quả” cùng đội ngũ Luật sư, Luật gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, Luật ĐẠI ĐÔNG Á cam kết bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

“LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ”

☎ Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn:
👉0941.776.999
👉0888.695.000
📩bealaw01@gmail.com
🌏Website: http://bealaw.com.vn/
🏢Trụ sở: Tầng 3 Chung cư Goldsilk Complex, số 430 Cầu Am, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
🏢Chi nhánh: Số 58, đường 01, Khu Sunrise C, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *