Thủ tục nhập quốc tịch Việt nam cho người không mang quốc tịch

Xin chào Luật sư. Hàng xóm nhà tôi là bác Khamtai (tên thường gọi là bác Sơn), gốc là người Lào nhưng bác đã sinh sống tại Việt Nam từ nhỏ và trước đây có tham gia chiến tranh giải phóng nước ta. Giờ đây bác muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam nên có nhờ tôi tìm hiểu giúp. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi

I. Căn cứ pháp lý

– Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

II. Nội dung tư vấn

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

Trên thực tế, tình trạng người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt nam tương đối nhiều. Để hạn chế tình trạng này, Nhà nước Việt Nam cho phép người không quốc tịch được phép nhập quốc tịch Việt Nam những phải đáp ứng quy định pháp luật

1) Điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Điều 19 Luật Quốc tịch 2008 quy định điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam, cá nhân người Trung Quốc đang thường trú tại Việt Nam muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam

– Biết tiếng việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam

– Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam

– Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam

Đối với những cá nhân thuộc một trong những trường hợp: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ của công dân Việt Nam; có công đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ đương nhiên được nhập quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trường hợp người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định tại Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực đồng thời tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, đối với trường hợp của bác Khamtai, là người có công đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, bác sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam (kể cả trường hợp không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân) nếu thực hiện đủ các yêu cầu dưới đây

2) Trình tự, thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Đơn xin nhập quốc tịch

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế khác

– Bản khai lý lịch

– Phiếu lý lịch tư pháp

– Giấy tờ chứng minh khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cá nhân có nhu cầu nhập quốc tịch nộp đầy đủ 3 bộ hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi mình cư trú

– TH1: Hồ sơ không đủ

Cán bộ Sở tư pháp kiểm tra bộ hồ sơ, nếu không đủ cần yêu cầu cá nhân bổ sung và nộp lại hồ sơ theo đúng quy định

– TH2: Hồ sơ đầy đủ theo quy định

+ Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ và có văn bản đề nghị Công án cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người có yêu cầu nhập quốc tịch

+ Sở Tư pháp thẩm tra và chờ kết quả của CA tỉnh

+ Sở Tư pháp trình hồ sơ tới chủ tịch UBND cấp tỉnh

+ UBND cấp tỉnh xem xét và đề xuất gửi Bộ Tư pháp

+ Bộ Tư pháp xem xét hồ sơ đề xuất của UBND cấp tỉnh đồng thời báo cáo Thủ tướng chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nhận được kết quả của Chủ tịch nước, Bộ tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả, văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo quyết định cho nhập quốc tịch.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người không có quốc tịch theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, doanh nghiệp,….. Luật Đại Đông Á tự tin có thể giải đáp các vấn đền liên quan đến các vấn đề pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *