Một số hành vi vi phạm pháp luật Nhật Bản mà các TTS dễ mắc phải

Khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, thực tập sinh (TTS) cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật Nhật Bản.

Tuyệt đối không được có các hành vi được cho là vi phạm Luật hình sự Nhật Bản như đánh nhau, trộm cắp, buôn bán tàng trữ chất cấm,…

Trộm cắp

Phạm tội trộm cắp ở Nhật Bản bị xử phạt rất nặng. Tùy vào mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tù dưới 2 -10 năm. Riêng trường hợp cướp của gây thương tích bị phạt 7 năm. Còn trường hợp gây tử vong phạt từ chung thân đến tử hình.

Hành động trộm cắp ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, làm xấu hình ảnh người Việt trong mắt người Nhật và bạn bè quốc tế. Không những thế còn ảnh hưởng đến cơ hội đi sang Nhật Bản làm việc của những người đi sau và những người Việt chân chính đang sống tại nước Nhật.

Theo Luật hình sự của Nhật Bản, những người là TTS nếu phạm tội trộm cắp sẽ bị phạt tù, phạt tiền và bị trục xuất khỏi Nhật Bản tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Vì thế, sống tại đâu hãy trung thực và tuân thủ luật pháp của nước đó.

Bán tài khoản ngân hàng, mạo danh

Gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện trường hợp các tổ chức tội phạm lợi dụng thông tin dành cho người nước ngoài trên mạng Internet, tin tuyển dụng qua mạng xã hội, hay là qua giới thiệu qua bạn bè hay người quen,… để lôi kéo TTS vào nhiều hành vi phạm tội. Một số hành vi vi phạm pháp luật như sau:

  • Sang nhượng, bán lại tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, thẻ tiền mặt, điện thoại của mình cho người khác trước khi về nước;
  • Sử dụng tài khoản ngân hàng mang tên người khác để rút tiền mặt ở ATM;
  • Mạo danh người khác kí tên vào đơn giao nhận hàng để lấy hàng hóa của họ

Nếu vi phạm pháp luật bạn sẽ bị trục xuất hoặc xử lý hình sự. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, nếu bạn không sử dụng tài khoản ngân hàng nữa khi về nước, hãy làm thủ tục huỷ tài khoản ngân hàng.

Trốn vé

Tại Nhật Bản, toàn bộ hệ thống thu vé ở các phương tiện công cộng đều là tự động. Bạn sẽ mua vé theo lịch trình định sẵn trước khi đến nơi cần đến và các bến phương tiện công cộng không có nhân viên soát vé, nếu có thì tỷ lệ kiểm tra vé cũng rất thấp.

Bởi thế, Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và mọi người phải có tính tự giác. Nhưng lợi dụng điều này, không ít người lao động có thói quen trốn vé tàu. Trốn vé có thể giúp bạn giữ một khoản tiền nhỏ nhưng nếu bị phát hiện, bạn buộc phải về nước trước hạn hợp đồng quy định.

Bán hàng online không có giấy phép

Việc bán hàng online khi chưa có giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật Nhật Bản. Khi bị phát hiện, nhẹ thì bạn sẽ bị phán xét về nhân phẩm, nặng thì bị bắt giam, tước tư cách vĩnh trú, cưỡng chế về nước, cấm nhập cảnh,… 

Trốn ra ngoài làm thêm

▪️ Trong luật lao động Nhật Bản quy định những người có tư cách lưu trú tại Nhật Bản nhưng sau khi nhập cảnh Nhật Bản lại tham gia vào các hoạt động không nằm trong nội dung được cho phép của tư cách lưu trú đó là vi phạm luật lao động Nhật Bản và hình phạt cao nhất là bị trục xuất về nước.

▪️ Nhưng với mong muốn tăng thu nhập, nhiều người đã bất chấp trốn ra ngoài làm thêm những công việc khác. Hậu quả là có không ít lao động bị trục xuất về nước ngay lập tức.

Chuyển tiền tay 3

Theo luật về giao dịch chuyển đổi ngoại tệ thì bất kì cơ quan, cá nhân nào chưa được cấp phép từ chính phủ đều được coi là trái luật và bất hợp pháp. Vậy nên chuyển tiền tay ba là bất hợp pháp, hãy lưu ý nếu bạn muốn gửi tiền về Việt Nam thông qua hình thức này

Phạm tội ở Nhật kһông chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà còn ảnһ hưởng đến uу tín các Công ty phái cử và làm xấu hình ảnһ con người Vіệt Nam trong mắt người Nhật. Кһông những vậy сòn ảnh hưởng đến cơ hội ѕаng Nhật của nһững thế hệ đі sau và сuộс sống của ngườі Việt trên đất nước Nhật Bản.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *