I. Căn cứ pháp lý
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014
II. Nội dung tư vấn
1) Điều kiện kết hôn
Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện cần đáp ứng khi đăng ký kết hôn
– Về độ tuổi: Luật hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam là từ đủ 20 tuổi và với nữ là từ đủ 18 tuổi
– Về mặt ý chí: Nam nữ phải hoàn toàn tự nguyện khi tiến tới hôn nhân, do mục đích của hôn nhân là để chung sống xây dựng hạnh phúc gia đình như vậy nếu nam nữ không tự nguyện đến với nhau thì mục đích của hôn nhân liệu còn có thể đạt được.
– Về mặt năng lực hành vi dân sự: Khi kết hôn hai bên nam nữ đều phải có đầy đủ năng lực hành vi dân dự. Điều này được quy định như là để đảm bảo hai người kết hôn đều xác định được ý chí của mình hoàn toàn tự nguyện và cũng là để họ có thể tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình khi kết hôn. Do hôn nhân và quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình là thuộc về vấn đề nhân thân do vậy chỉ có những người trong cuộc mới có thể tự đưa ra quyết định của mình, chính vì vậy khi đăng ký kết hôn cả hai người đều phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2) Các trường hợp cấm kết hôn
– Kết hôn giả tạo
– Cản trở hoặc cưỡng ép, lừa dối người khác thực hiện kết hôn hoặc ly hôn.
– Kết hôn khi chưa đủ độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn)
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
– Lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc vì hành vi trục lợi khác.
Như vậy, trường hợp có quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời thì sẽ không được kết hôn, trường hợp từ đời thứ 4 trở đi hoàn toàn có thể kết hôn theo quy định
3) Thế nào là họ hàng trong phạm vi 3 đời
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba
Kết hôn tcận huyết thống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, không chỉ theo pháp luật mà còn theo y học. Để đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ sau, ngăn chặn sự suy thoái về gen di truyền, đảm bảo sự văn minh của xã hội, pháp luật hôn nhân gia đình đã đặt ra những trường hợp cấm kết hôn, trong đó có kết hôn trong vòng ba đời.
Vì sự phát triển bền vững của mỗi gia đình – tế bào của xã hội, mỗi người cần tìm hiểu để tránh trường hợp vi phạm, cũng như cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tảo hôn, kết hôn cận huyết nhất là đối với người dân khu vực miền núi, đồng bào thiểu số.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Đại Đông Á về “Có quan hệ họ hàng có kết hôn được không?”. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được tư vấn và thực hiện!