Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề Tội làm nhục người khác là gì? Quy định xử phạt thế nào? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
1. Yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác?
Hiện nay, Tội làm nhục người khác được quy định cụ thể tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
1.1. Mặt chủ thể cua tội phạm
Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và có khả năng điều khiền, thực hiện hành vi) và từ đủ 16 tuổi trở lên.
1.2. Mặt khách quan của tội phạm
Là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới nhiều hình thức khác nhau:
– Qua lời nói: những lời nói sỉ nhục, chửi rủa, lăng mạ người khác với mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự của họ, khiến họ cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, xúc phạm danh dự.
– Qua hành động: những hành vi như xé quần áo, váy vóc, cạo đầu, giật tóc,… ở nơi công cộng nhằm mục đích bêu rếu, làm nhục nạn nhân hoặc sử dụng mạng xã hội để đăng bài viết, đăng ảnh bôi nhọ, vu khống người khác.
1.3. Mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội làm nhục người khác chính là danh dự, nhân phẩm của người họ.
1.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Yếu tố lỗi của tội này là lỗi cố ý.
Qua những lời nói, hành động trên thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn nạn nhân phải chịu nhục với nhiều động cơ khác nhau như để trả thù, để đánh ghen,… Nạn nhân trong trường hợp này phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, uy tín.
2. Hành vi làm nhục người khác bị xử lý thế nào?
2.1 Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa bổ sung tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP: người vi phạm có thể phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2.2 Xử lý hình sự
Căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác. Mức phạt tù với tội phạm cụ thể như sau:
– Khung 01: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Khung 02: Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.
– Khung 03: Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Trên đây là các thông tin về Tội làm nhục người khác là gì? Quy định xử phạt thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!