Dùng “i” và “y” như nào cho đúng khi soạn thảo văn bản?

Hiện nay, vẫn có rất nhiều trường hợp người soạn thảo nhầm lẫn, không phân biệt được trường hợp nào dùng “I”, trường hợp nào dùng “y”. Do vậy, có thể bắt gặp các từ được viết hết sức “lạ mắt” như: bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ,…

Vậy, quy định về vấn đề này như thế nào?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề Dùng “i” và “y” như nào cho đúng khi soạn thảo văn bản? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách viết âm “I” như sau: âm i sau phụ âm đầu trong các âm tiết không có âm đệm và âm cuối. Cụ thể:

Trường hợp 1: sử dụng âm “i” trong trường hợp sau:

– Âm “i” đứng ngay sau phụ âm đầu

Ví dụ: hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ, vật lí, thạc sĩ, tiến sĩ, nha sĩ, mĩ nhân, tạm đình chỉ hợp đồng, thủ đoạn tinh vi…

– Âm “i” đừng đầu tiếng và đằng sau đó là phụ âm

Ví dụ: im lặng, in ấn

– Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (ví dụ: chui lủi, hoa nhài).

Trường hợp 2: sử dụng âm “y” trong các trường hợp sau:

Căn cứ vào quy định thì trong văn bản, hợp đồng sử dụng y trong trường hợp không thuộc những trường hợp nêu trên:

– Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ).

– Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định).

– Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương).

– Nếu trường hợp dùng được cả i và y mà không đổi nghĩa thì sẽ dùng i.

Ví dụ: Quy định, tủy sống, chung thủy, hủy hợp đồng, huy chương…

Trường hợp 3: dùng được cả “i” lẫn “y”

– Tên riêng đặt như nào thì viết theo đúng tên riêng đó

Ví dụ: Tường Vy, Vi Văn Định, Nguyễn Vỹ, Thy Ngọc, Thúy Vi,…

Trong thực tiễn thì nhiều trường hợp khác dù viết “i” hay “y” vẫn được chấp nhận, ví dụ: Hoa Kỳ – Hoa Kì, nước Mỹ – nước Mĩ, Quốc Kỳ – Quốc Kì, kỷ niệm – kỉ niệm, ly hôn – li hôn, lí do- lý do, li kì – ly kỳ,… Các cách viết trên đều không sai, tùy vào cảm quan và thói quen của từng người mà người viết lựa chọn cách viết khác nhau.

Đặc biệt, tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam việc sử dụng “i”, “y” cũng không được thống nhất. Ví dụ: Có khi dùng Quy Nhơn, nhưng có khi lại dùng Qui Nhơn; ở tỉnh Tuyên Quang có xã Đồng Quý nhưng lại có xã Quí Quân; ở tỉnh Thanh Hóa có các xã Cẩm Quý, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hóa Quỳ, Xuân Quỳ nhưng lại có xã Quí Lộc…

Trên đây là các thông tin về Dùng “i” và “y” như nào cho đúng khi soạn thảo văn bản? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *