Tên thương mại là gì? Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Tên thương mại là gì? Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

2. Tên thương mại là gì?

– Theo khoản 21 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định:

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

– Với định nghĩa này tên thương mại được xác định với hai tiêu chí:

+ Thứ nhất, tên thương mại phải là tên gọi hợp pháp của chủ thể kinh doanh.

+ Thứ hai, tên gọi đó phải được chủ thể kinh doanh sử dụng trong hoạt động kinh doanh. (Do đó nếu chỉ là tên đăng ký trong giấy tờ mà không được sử dụng trong thực tiễn kinh doanh thì tên gọi đó không được coi là tên thương mại).

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập khi nào?

– Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022:

“Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.”

– Như vậy, tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

3. Điều kiện bảo hộ tên thương mại

– Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định về Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ như sau:

“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

! Lưu ý: Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau quy định cụ thể tại Điều 78:

1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; 

-> Tên thương mại bao gồm hai thành phần: Thành phần mô tả xác định hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh, xuất xứ địa lý của doanh nghiệp; Thành phần tên riêng chính là yếu tố phân biệt của tên thương mại và là thành phần bắt buộc trong tên thương mại.

2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; 

-> Các chủ thể cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh không thể sử dụng tên gọi trùng hoặc tương tự gây ra sự nhầm lẫn; tuy nhiên, nếu hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự nhau nhưng các chủ thể kinh doanh lại hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau hoặc khác về khu vực kinh doanh thì vẫn được chấp nhận bảo hộ.

3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

4. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại (Quy định tại Điều 77)

– Tên của cơ quan nhà nước;

– Tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

– Tên của chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.

5. Các quy định khác về tên thương mại

– Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại (Khoản 2 Điều 129)

“Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.”

– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điểm d Khoản 1 Điều 130)

“Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.”

– Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (Khoản 3 Điều 139)

“Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.”

– Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 142): Quyền sử dụng tên thương mại “không được chuyển giao.”

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về Tên thương mại là gì? Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *