So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là hai thuật ngữ tương tự, khiến cho nhiều người bị nhầm lần giữa hai hình thức này. Hãy cùng Bealaw phân biệt về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp để 

– Giống nhau

+ Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp;

+ Đều chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất, sáp nhập;

+ Công ty hợp nhất hoặc sáp nhập được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập.

– Khác nhau

 Hợp nhấtSáp nhập
Khái niệmLà việc hai hoặc một số công ty hợp nhất thành một công ty mới,đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất (Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020)Là việc một hoặc một số công ty sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020)
Công thứcA + B = CA + B = B
Cách thức thực hiệnCác công ty mang quyền, nghĩa vụ và tài sản của mình gộp chung lại thành một công ty  mớiCông ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang công ty nhận sáp nhập
Hệ quả pháp lýSau khi hợp nhất sẽ tạo ra một công ty mới và đồng thời chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.Sau khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập giữ nguyên và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
Trách nhiệm pháp lýCông ty mới sau khi hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.Công ty sáp nhập được nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các công ty bị sáp nhập chuyển sang

Như vậy, sau khi thay đổi, hợp nhất doanh nghiệp sẽ hình thành một pháp nhân mới, trong khi đó, sau khi dáp nhập doanh nghiệp sẽ không hình thành pháp nhận mới mà chỉ còn lại doanh nghiệp nhận sáp nhập, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *