07 khoản thu nhập không tính đóng BHXH? Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023?

Quy định về Lãi suất chậm đóng BHXH và truy thu BHXH?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề 07 khoản thu nhập không tính đóng BHXH? Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. 07 khoản thu nhập không tính đóng BHXH

Căn cứ quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản thu nhập không dùng để tính đóng BHXH bao gồm:

+ Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

+ Tiền thưởng sáng kiến.

+ Tiền ăn giữa ca.

+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động.

+ Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

2. Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHXH đối với người lao động dược xác định như sau:

– Bảo hiểm xã hội: 8%;

– Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

– Bảo hiểm y tế: 1,5%.

Như vậy, mức đóng BHXH của người lao động là 10.5%.

Hiện nay, công thức tính tiền đóng BHXH được xác định như sau:

Mức tiền đóng BHXH = Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:

– Tiền lương;

– Phụ cấp chức vụ, chức danh;

– Phụ cấp trách nhiệm;

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thâm niên;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp thu hút;

– Các phụ cấp có tính chất tương tự;

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

3. Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2023

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường:

Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề:

Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Trên đây là các thông tin về 07 khoản thu nhập không tính đóng BHXH? Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *