Phân tích khái niệm người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (2010). Cho ví dụ minh họa

I. Căn cứ pháp lý

Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010

II. Nội dung tư vấn

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ người tiêu dung (2010) “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.”

Về chủ thể của giao dịch

Người tiêu dùng không chỉ bao gồm các đối tượng là các cá nhân tiêu dung riêng lẻ mà còn là tổ chức (như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, đoàn thể,…) tiền hành mua, sử dụng hang hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dung, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức đó. Vì vậy, cá nhân, tổ chức chỉ có thể trở thành người tiêu dùng khi mục đích mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ là “tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”.

Về mục đích của giao dịch

Ở đây, cần làm rõ thêm về mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của các chủ thể. Có những đặc điểm, tính chất riêng trong các hoạt động “tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân”, “tiêu dùng sinh hoạt của gia đình” và “tiêu dùng sinh hoạt của tổ chức”.

+ Tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân

Khi các hoạt động này rất rõ nét và được thừa nhận rộng rãi trong quy định pháp lý và thực tiễn cuộc sống ở tất cả các quốc gia. Các hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản (ăn, ở, mặc, đi lại), những quyền tự nhiên của con người chính là những ví dụ điển hình nhất.

+ Tiêu dùng sinh hoạt của hộ gia đình

 Về mặt nội hàm: “Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục”. Hộ gia đình chính là hình thức pháp lý của gia đình được nhà nước thừa nhận. Hộ gia đình có thể bao gồm một hoặc một số cá nhân. Vậy, các hoạt động có “mục đích tiêu dùng của hộ gia đình” là tổng hợp các hoạt động “có mục đích tiêu dùng của từng cá nhân trong gia đình” hay là tổng hợp các hoạt động do tất cả hoặc một số thành viên thực hiện nhân danh gia đình hoặc để phục vụ sự tồn tại của gia đình. 

 + Tiêu dung, sinh hoạt của tổ chức

Bản thân trong nội tại của “người tiêu dùng tổ chức” (tổ chức, cá nhân kinh doanh) luôn tồn tại hai loại hoạt động, đó là các hoạt động vì mục đích kinh doanh, thương mại (các hoạt động sinh lời) và các hoạt động không vì mục đích kinh doanh (ví dụ dễ thấy nhất là các hoạt động sinh hoạt nội bộ, các hoạt động chăm lo đời sống cho các thành viên của tổ chức,…). Khi tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì có thể phục vụ một trong hai mục đích (kinh doanh và tiêu dùng) hoặc cả hai hay thậm chí còn có sự chyển đổi giữa hai mục đích. Trong một số trường hợp, có thể dựa vào các dấu hiệu về mặt pháp lý và kinh tế để định vị một hoạt động là vì mục đích kinh doanh (có hợp đồng thương mại, đưa vào chi phí doanh nghiệp, có hoạt động bán lại sản phẩm,…) hay tiêu dùng.

Ví dụ:

Người mua chiếc tivi về để xem –> được coi là người tiêu dùng

Con cái sử dụng hàng hóa do mẹ mua –> được coi là người tiêu dung

Cửa hàng bánh mua nguyên liệu về để làm bánh bán –>       không được coi là người tiêu dùng

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật Đại Đông Á về “khái niệm người tiêu dùng”. Mọi thắc mắc xin liên hệ SĐT/Zalo 0888.695.000 – 0941.776.999 để được tư vấn và giải đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *