Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Câu hỏi: Tôi và chồng sống chung với nhau, có sinh được một bé gái. Do mâu thuẫn giữa hai bên nên tôi và anh ấy đã không còn sống chung nữa, một mình tôi chăm sóc con, cháu năm nay được 5 tuổi. Giờ anh ta quay về đòi tranh nuôi con. Do chúng tôi không đăng ký kết hôn, vậy anh ta có được giành quyền nuôi con với tôi không ạ?

Vấn đề này chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 cụ thể tại Điều 14 thì khi “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.

Như vậy, việc bạn và chồng sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì sẽ không được pháp luật thừa nhận và không làm phát sinh các quyền lợi, nghĩa vụ vợ, chồng trong quan hệ giữa hai bạn.

Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Vì vậy, mặc dù việc hai bạn sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn sẽ không được công nhận nhưng vấn đề liên quan đến con cái hay tài sản thì pháp luật vẫn quy định là bạn được yêu cầu giải quyết giống như trường hợp có đăng ký kết hôn. Tức là vẫn có thể thực hiện giành quyền nuôi con ngay cả khi nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Về nguyên tắc thì việc ai sẽ thực hiện việc nuôi con sẽ được dựa trên thỏa thuận giữa hai bên vì cả hai đều có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con cái quy định tại Điều 79 LHNGĐ 2014:

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được việc nuôi con thì có thể thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền Khi khởi kiện ra Tòa án thì Tòa sẽ căn cứ vào: điều kiện của các bên nam nữ, quyền lợi của con, xét nguyện vọng của trẻ (trong trường hợp đứa con trên 07 tuổi)… để đưa ra quyết định bên nào sẽ có quyền trực tiếp nuôi con.

Tòa án có thể dựa vào điều kiện kinh tế của mỗi bên, khả năng chăm sóc giáo dục con và cân nhắc trên sự đảm bảo quyền lợ mọi mặt của trẻ để đưa ra quyết định. Sau khi một bên được nhận quyền trực tiếp nuôi con thì bên còn lại không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con mà không bị bên còn lại gây cản trở. Người không trực tiếp nuôi con cũng phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi nếu bên không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Bé nhà bạn hiện 5 tuổi Toà sẽ dựa vào việc xem xét các điều kiện của từng bên, căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt như điều kiện để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, sức khỏe…để trao quyền nuôi con.

Lưu ý khi làm đơn nộp lên Tòa án, mặc dù bạn và chồng không kết hôn nhưng bạn sẽ vẫn làm mẫu đơn giống với mẫu đơn yêu cầu ly hôn của Tòa án có thẩm quyền, tuy nhiên phải nêu rõ trong đơn là yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng và yêu cầu giải quyết vấn đề về nuôi con cái.

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

🏢Địa chỉ: Số 58, đường 01, Khu Sunrise C, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *