Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
- Vốn pháp định của doanh nghiệp
Khái niệm vốn pháp định được quy định tại luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành không còn quy định về khái niệm vốn pháp định nữa để cho phù hợp với cam kết tự do hóa trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, trong từng văn bản chuyên ngành cụ thể, mức vốn pháp định vẫn được quy định cụ thể và xem như là điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định phải do Cơ quan nhà nước có thầm quyền ấn định. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành lập cũng phải có vốn pháp định. Tùy vào từng lĩnh vực, từng ngành nghề kinh doanh pháp luật sẽ quy định mức vốn pháp định khác nhau.
VD: Ngân hàng thương mại yêu cầu vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác đến 10 tàu bay mức vốn pháp định tối thiểu là 300 tỷ đồng.
2. Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Khoản 34, điều 4 luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.
Như vậy, vốn điều lệ có thể được hiểu là:
- Đối với loại hình công ty TNHH, công ty hợp danh: vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản đã góp hoặc cam kết góp bởi các thành viên công ty/chủ sở hữu công ty khi thành lập công ty.
- Đối với loại hình công ty cổ phần: vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng kí mua khi thành lập công ty.
- Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân: không có vốn điều lệ. Vốn đăng kí kinh doanh của chủ doanh nghiệp được gọi là vốn đầu tư, do chủ doanh nghiệp tự đăng kí.
Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty. Ngoài ra, vốn điều lệ còn cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường bởi vốn điều lệ sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.
3. So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc các cổ đông của công ty đóng góp khi thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vốn điều lệ và vốn pháp định vẫn có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Tiêu chí | Vốn điều lệ | Vốn pháp định |
Căn cứ xác định | Là tổng giá trị tài sản do các thành viên/chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp; tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua | Được xác định thông qua các văn bản pháp luật chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. |
Khả năng thay đổi | Có thể tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động kinh doanh | Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh |
Mức vốn | Không quy định cụ thể về mức tối thiểu hay tối đa; Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mức vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định tương ứng |
Quy định tối thiểu đối với từng ngành nghề |
Thời hạn góp vốn | Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | Phải góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện |
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.