Ngày 13/12/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức tập huấn triển khai thực hiện một số nội dung của Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) năm 2022 và tham vấn ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy định chi tiết Luật trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường phát triển và lành mạnh khu vực ngân hàng Việt Nam” do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB). Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng dự và phát biểu tại buổi tập huấn.
Luật PCRT năm 2012 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã bộc lộ những bất cập, cần được thay thế. Bên cạnh đó, Luật PCRT năm 2012 được xây dựng trên cơ sở 40 khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) và hiện nay, các khuyến nghị này đã được sửa đổi, bổ sung. Do đó, một số quy định tại Luật PCRT năm 2012 không còn phù hợp với khuyến nghị hiện hành của FATF. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu, ban hành Luật thay thế Luật PCRT năm 2012 để khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác PCRT tại Việt Nam và đảm bảo việc thực thi cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị của FATF.
Từ các yêu cầu cấp bách nêu trên, trong năm 2021 và 2022, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật PCRT thay thế Luật PCRT năm 2012. Ngày 15/11/2022, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật PCRT số 14/2022/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2023.
Một số điểm nổi bật của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
– Bổ sung thêm đối tượng báo cáo so với Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong nhóm các tổ chức tài chính.
– Phân loại khách hàng theo 03 mức độ rủi ro về rửa tiền là Cao, trung bình, thấp.(Hiện hành, theo 2 mức độ Cao và thấp).
– Thêm dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng được liệt kê:
+ Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.
+ Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (IP) ở nước ngoài.
– Thêm dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán được liệt kê:
+ Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
🎯CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – BEALAW
☑️Tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, đất đai, lao động, hôn nhân gia đình.
☑️Thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến chuyển nhượng mua bán, chuyển đổi công ty, thay đổi ĐKKD, thực hiện các thủ tục pháp lý riêng biệt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
☑️Tư vấn thu hồi công nợ, thành lập, giải thể, chuyển nhượng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
☑️Soạn thảo các văn bản, đơn khiếu nại, tố cáo, di chúc, hợp đồng.
Với tôn chỉ “ trung thực – tận tâm – trách nhiệm – hiệu quả” cùng đội ngũ Luật sư, Luật gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, Luật ĐẠI ĐÔNG Á cam kết bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
“LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ”
☎ Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn:
👉0941.776.999
👉0888.695.000
📩bealaw01@gmail.com
🌏Website: http://bealaw.com.vn/
🏢Trụ sở: Tầng 3 Chung cư Goldsilk Complex, số 430 Cầu Am, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
🏢Chi nhánh: Số 58, đường 01, Khu Sunrise C, KĐT The Manor Central Park, Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.