Quy định pháp luật về chia, tách doanh nghiệp

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Quy định pháp luật về chia tách doanh nghiệp vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

  1. Chia, tách doanh nghiệp là gì?

Chia, tách doanh nghiệp là hai trong những hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp đó, đặc biệt là khi doanh nghiệp mất cân bằng trong việc quản lý hoạt động vì quy mô lớn. Cụ thể theo quy định tại điều 198, 199 Luật Doanh nghiệp 2020, chia, tách doanh nghiệp được hiểu như sau:

Chia doanh nghiệp là việc công ty TNHH, công ty cổ phần chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Tách doanh nghiệp là việc công ty TNHH, công ty cổ phần chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

2. Đối tượng áp dụng

Theo Luật Doanh nghiệp mới nhất 2020 quy định tại điều 198 và điều 199 thì chỉ có công ty cổ phần và công ty TNHH mới có quyền thực hiện thủ tục chia tách doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp khác không được quy định về việc chia tách doanh nghiệp.

3. Phương thức chia, tách doanh nghiệp

Phương thức chia doanh nghiệp

– Chia một phần cổ phần, vốn góp của các cổ đông, thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.

– Toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của một hoặc một số cổ đông, thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới.

– Kết hợp cả hai trường hợp trên.

Phương thức tách doanh nghiệp

– Tách một phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp được tách sang cho công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.

– Toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của một hoặc một số cổ đông, thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới.

– Kết hợp cả hai trường hợp ở trên.

4. Doanh nghiệp sau khi chia tách thì sẽ như thế nào?

Doanh nghiệp sau khi bị chia:

– Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới theo nghị quyết, quyết định chia công ty.

– Công ty bị chia sẽ chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng, người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các công ty mới. Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty mới phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sau khi bị tách

– Công ty bị tách sẽ không bị chấm dứt tồn tại.

– Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.

– Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Quy định của pháp luật về chia, tách doanh nghiệp theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *