Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Trái phiếu doanh nghiệp là gì?  vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Luật Chứng khoán 2019 có quy định tại khoản 3, điều 4 như sau: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành”. Tổ chức phát hành có thể là chính phủ hoặc doanh nghiệp.

Như vậy, trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành.  Trái phiếu là phương thức để công ty huy động nguồn vốn. Việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Khi một cá nhân bất kỳ mua trái phiếu của một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó, đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ trở thành chủ nợ của công ty, doanh nghiệp đó. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.

2. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

– Kỳ hạn của trái phiếu: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp để xác định kỳ hạn của mỗi đợt phát hành trái phiếu.

– Số lượng phát hành: Doanh nghiệp được tự do quyết định số lượng phát hành trái phiếu, căn cứ trên nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động trên thị trường tương ứng với từng thời kỳ.

– Loại đồng tiến phát hành và thanh toán trái phiếu: Đối với thị trường trong nước, đồng tiền phát hành được quy định là VNĐ. Đối với thị trường ngoài nước, đồng tiền phát hành được áp dụng theo quy định của thị trường sở tại. Trường hợp thanh toán lãi định kỳ và hoàn trả vốn gốc, đồng tiền thanh toán sẽ tương ứng với loại đã phát hành.

– Mệnh giá trái phiếu: Đối với thị trường trong nước, mệnh giá trái phiếu là 100,000 VNĐ hoặc bội số của 100,000 VNĐ. Đối với thị trường ngoài nước, mệnh giá trái phiếu được áp dụng theo quy định của thị trường sở tại.

– Hình thức phát hành: bút toán ghi nợ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử, tùy theo quyết định của doanh nghiệp tại thời kỳ phát hành.

– Thu nhập từ trái phiếu: là từ tiền lãi, đây là khoản thu cố định và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty phát hành.

– Quyền lợi của chủ đầu tư: Được thanh toán tiền lãi theo định kỳ và hoàn gốc khi đáo hạn, được hưởng các quyền lợi liên quan đến trái phiếu như: quyền tài sản, quyền chuyển nhượng, quyền cho – nhận và thừa kế.

– Thứ tự ưu tiên thanh toán: Khi doanh nghiệp bị phá sản, do trái phiếu được coi như khoản nợ nên sẽ được ưu tiên thanh toán trước so với cổ phiếu.

3. Loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hình doanh nghiệp đều được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Căn cứ theo khoản 1, điều 52, Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp được phát hành trái phiếu là công ty cổ phần và công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Trái phiếu doanh nghiệp theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *