Mức đóng các loại bảo hiểm trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp đều đại diện cho người lao động để đóng BHXH và BHYT đến với cơ quan BHXH. Do vậy, không phải ai cũng hiểu rằng cả người lao động cũng như người sử dụng lao động đều cần phải đóng vào quỹ này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp đóng BHXH bao nhiêu?”.

1. Quy định về việc tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà trong đó người lao động và người sử dụng lao động đều bắt buộc phải tham gia. Tại Khoản 1, Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội đã quy định về các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc nếu:

  • Làm việc ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và cả hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định nào đó có thời hạn từ 03 tháng cho đến dưới 12 tính cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
  • Người làm việc theo đúng hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng cho tới dưới 03 tháng.

Như vậy, tất cả người lao động tại doanh nghiệp mà sở hữu hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều là đối tượng cần tham gia BHXH và BHYT bắt buộc. Cả người lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp) đều cần có trách nhiệm đóng BHXH theo đúng quy định của pháp luật.

2. Mức đóng các loại bảo hiểm trong doanh nghiệp

Căn cứ Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí (HT), tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản (OD – TS); quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNLĐ – BNN), cụ thể như sau:

  • Bảo hiểm xã hội: Người lao động đóng 8% (trong đó: quỹ HT: 8%; quỹ OD – TS và quỹ TNLĐ – BNN: người lao động không phải đóng); doanh nghiệp đóng 17,5% (trong đó: quỹ HT: 14%; quỹ OD – TS: 3%; quỹ TNLĐ – BNN: 0,5%)
  • Bảo hiểm y tế: người lao động đóng 1,5%; doanh nghiệp đóng 3%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: người lao động đóng 1%; doanh nghiệp đóng 1%

Theo đó, trên cơ sở tiền lương của người lao động mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% (trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương, doanh nghiệp đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội).

Như vậy, doanh nghiệp phải đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Mức đóng các loại bảo hiểm trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *