TỘI THAM Ô TÀI SẢN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

Tham ô tài sản là gì?

Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình.

Trong Bộ luật hình sự, tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí thành tài sản riêng. Chủ thể của hành vì tham ô tài sản thường là những người có trách nhiệm quản lí tài sản. Họ phải là người có chức vụ hoặc được giao quản lí một khối tài sản nhất định. Do đặc thù vị trí công việc, nên họ đã dễ dàng biến tài sản của người khác (cơ quan, tổ chức hoặc của công dân) do mình quản lí (có thể quản lí trực tiếp hoặc gián tiếp) thành tài sản riêng của mình.

Tội tham ô tài sản bị xử lý thế nào?

Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người phạm tội tham ô tài sản bị xử lý như sau:

– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ví dụ về hành vi “Tham ô tài sản”

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Tham ô hơn 304.000 tỉ đồng

Kể từ khi Ngân hàng SCB sáp nhập 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan- Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đồng phạm đã lập một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn sử dụng vào mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.

Vì đây đều là các khoản vay khống, do vậy, khi đến hạn không trả được nợ, bà Lan cùng đồng phạm tiếp tục tạo ra các khoản vay khống, số tiền chiếm đoạt ngày càng nhiều, số tiền thiệt hại ngày càng lớn.

Trong đó, từ ngày 9/2/2018 đến 7/10/2022, bà Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỉ đồng.

Hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến việc Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi và âm vốn chủ sở hữu. Gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129.000 tỉ đồng.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề: TỘI THAM Ô TÀI SẢN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *