Quy định tăng mức giao dịch phải báo cáo NHNN lên 400 triệu đồng

Quy định về hạn mức giao dịch phải báo cáo không phải là quy định mới, mức giao dịch này đã được quy định theo quyết định số 20/2013/QĐ-TTg, khi đó mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 300 triệu đồng trở lên. Việc tăng thêm hạn mức giao dịch phải báo cáo lên 400 triệu đồng là phù hợp so với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này sẽ tạo thuận lợi và linh hoạt hơn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giao dịch. Đồng thời nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chóng rửa tiền, phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền mà Việt nam có nghĩa vụ thực hiện.

1) Quy định pháp luật

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên phải báo cáo với Ngân hàng nhà nước Việt Nam, áp dụng đối với các đối tượng: tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền

2) Hình thức báo cáo

2.1) Mẫu báo cáo

Căn cứ tại Phụ Lục I Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền như sau:

2.2) Quy định hình thức báo cáo

Những đối tượng thuộc trường hợp phải báo cáo tới Ngân hàng nhà nước có thể báo cáo bằng 1 trong 2 cách thức sau:

– Gửi dữ liệu điện tử

– Báo cáo bằng văn bản giấy khi chữ thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho yêu cầu gửi dữ liệu điện tử

Trường hợp cần thiết, có thể báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử nhưng phải đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và xác nhận lại bằng một trong hai hình thức nêu trên

Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ, các biện pháp phòng ngừa đã thực hiện.

3) Thời hạn thực hiện

 – Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong thời hạn

+ 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; 

+ 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.

– Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 của Luật này trong thời hạn 

+ 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch 

+ 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ

Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.

4) Chế tài xử phạt

Vi phạm quy định về báo cáo các giao dịch có giá trị lớn được quy định tại Điều 27 Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 44 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

4.1) Đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định

Phạt tiền 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

4.2) Đối với hành vi không báo cáo

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Không báo cáo các giao dịch có giá trị lớn;

 Không báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

 Không báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử;

 Không báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống rửa tiền, không báo cáo khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc khách hàng nằm trong danh sách đen, danh sách bị chỉ định theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố, pháp luật về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

4.3) Biện pháp khắc phục hậu quả

 Buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

 Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.

Quy định mới này có hiệu lực tính từ ngày 01/12/2023, những đối tượng thực hiện các giao dịch có giá trị lớn từ 400 triệu đồng trở lên cần phải chú ý báo cáo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á liên quan đến “Quy định tăng mức giao dịch phải báo cáo NHNN lên 400 triệu đồng. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp xin liên hệ SĐT/Zalo 0888.695.000 – 0941.776.999 để được hỗ trợ.

Hương Trinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *