Quy định pháp luật về nội quy lao động đối với hộ kinh doanh

1) Định nghĩa

Nội quy lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cũng như các biện pháp xử lý đối với những người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ nghĩa vụ được giao; là hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi, hoạt động, quá trình thực hiện công việc, quá trình công tác của người lao động, giúp cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định, nề nếp, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.

2) Ý nghĩa

Nội quy lao động là sự ràng buộc góp phần chuẩn hoá các hành vi, quan hệ ứng xử trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Việc ban hành nội quy lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với một tổ chức

– Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp hộ kinh doanh xây dựng một hình ảnh chính xác và rõ ràng về các quy định, nghĩa vụ, và quyền lợi của người lao động. 

– Xác định rõ nhiệm vụ, nội quy lao động giúp xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của từng người lao động, đảm bảo sự hiệu suất và chất lượng công việc. Định rõ thang điểm kỷ luật, cung cấp các nguyên tắc và quy tắc kỷ luật giúp hỗ trợ quá trình quản lý nhân sự và giữ cho mọi người lao động tuân thủ theo chuẩn mực nghề nghiệp.

– Tăng cường tương tác, nội quy lao động là cơ hội để tương tác giữa hộ kinh doanh và người lao động, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ. Đối phó với xung đột, các quy định trong nội quy có thể giúp giải quyết xung đột lao động một cách công bằng và minh bạch, ngăn chặn sự hiểu lầm và không hài lòng.

– Bảo vệ quyền lợi của cả người sử dụng và người lao động, tạo ra một môi trường công bằng. Đảm bảo tuân thủ pháp luật, bằng cách theo dõi và cập nhật nội quy, hộ kinh doanh có thể đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật lao động đang diễn ra.

–  Thúc đẩy tinh thần đồng đội, nội quy lao động có thể góp phần vào việc xây dựng một tinh thần đồng đội, giúp mọi người lao động cảm thấy họ là một phần của một tổ chức lớn hơn. Khuyến khích sự sáng tạo, các quy định linh hoạt trong nội quy có thể khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp tích cực từ phía nhân viên.

3) Quy trình đăng ký nội quy lao động

Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Trong thời gian 10 ngày sau khi nội quy lao động được ban hành, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký nội quy qua các hình thức sau:

– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến

– Nộp hồ sơ trực tiếp 

– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh uỷ quyền) trong thời hạn 07 ngày làm việc thẩm định hồ sơ, thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động nếu phát hiện nội quy lao động có quy định trái pháp luật.

4) Mức xử phạt đối với hành vi không đăng ký nội quy lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về hành vi không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên” thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5000.000 đồng đến 10.000.000 đồng 

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về “Quy định pháp luật về nội quy lao động đối với hộ kinh doanh”. Mọi thắc mắc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ qua SĐT/Zalo 0888.695.000 – 0941.776.999

Hương Trinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *