Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là gì? Hành vi công bố thông tin sai lệch bị xử phạt như thế nào?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là gì? Hành vi công bố thông tin sai lệch bị xử phạt như thế nào? mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Chứng khoán năm 2019;

– Nghị định của Chính phủ số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 156/2020/NĐ-CP về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. 

2. Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là gì? 

– Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là hoạt động nhằm công khai các thông tin về tổ chức, hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của tổ chức phát hành theo quy định của pháp luật nhằm giúp các nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết trên cơ sở đó có thể ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

– Theo Điều 12 Luật chứng khoán 2019, hành vi công bố thông tin sai lệch gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3. Đối tượng công bố thông tin (Điều 118 Luật Chứng khoán năm 2019)

– Công ty đại chúng;

– Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng;

– Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;

– Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;

– Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

– Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;

– Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;

– Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Luật này và người có liên quan của người nội bộ;

– Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;

– Đối tượng khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Nguyên tắc công bố thông tin (Điều 119 Luật Chứng khoán năm 2019)

– Thứ nhất, việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời.

– Thứ hai, Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố. Trường hợp có thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.

– Thứ ba, Đối tượng quy định tại Điều 118 của Luật này khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch ve nội dung thông tin công bố.

– Thứ tư, Việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Việc cống bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.

– Thứ năm, Đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định của pháp luật

5. Hành vi công bố thông tin sai lệch bị xử phạt như thế nào?

* Xử phạt hành chính: Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định chi tiết hình thức xử phạt đối với hành vi này như sau: 

– Phạt cảnh cáo (Khoản 1); 

– Phạt tiền với các mức tiền tăng dần: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng, 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, 200.000.000 triệu đồng đến 300.000.000 triệu đồng (Khoản 2 đến khoản 5); 

– Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán; hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

– Biện pháp khắc phục hậu quả buộc huỷ bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin. 

Với từng hành vi vi phạm cụ thể trong hoạt động công bố thông tin sẽ có hình thức xử phạt và mức phạt khác nhau, điều này là phù hợp tùy thuộc tính chất của hành vi vi phạm và hậu quả để lại.

* Trách nhiệm hình sự: Ngoài xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 209 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán với khung hình phạt: 

– Đối với cá nhân: 

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo khung 1 nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: 

“a) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”

+ Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo khung 2 nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: 

“a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.”

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo khung 3, tùy tính chất vi phạm và hậu quả để lại.

– Đối với pháp nhân: 

+ Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng nếu vi phạm khoản 1; 

+ Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng nếu vi phạm khoản 2; 

+ Có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là gì? Hành vi công bố thông tin sai lệch bị xử phạt như thế nào?

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

Vũ Hải Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *