Trình tự mở thủ tục phá sản

Thủ tục giải quyết phá sản có vị trí hết sức quan trọng không chỉ riêng đối với các chủ thể kinh doanh mà còn đối với cả trật tự kinh tế xã hội nói chung. 

1. Điều kiện mở thủ tục phá sản

Đối tượng bị tuyên bố phá sản: là doanh nghiệp và hợp tác xã được thành lập theo quy định pháp luật. Theo quy định của Điều 214 Luật Doanh nghiệp năm 2020, việc phá sản doanh nghiệp phải tuân theo các quy định trong Luật Phá sản 2014. Phá sản được hiểu là tình trạng mà doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản giữa các cấp trong hệ thống cơ quan toà án được phân định trên cơ sở nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Điều này đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình xử lý phá sản, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và duy trì ổn định trong hệ thống kinh tế.

2. Trình tự mở thủ tục phá sản 

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn bao gồm: chủ nợ, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh công ty hợp danh. 

Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp đơn trong vòng 03 tháng kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhận đơn Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án thông báo về việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản. Nếu đơn chưa hợp lệ, đòi hỏi sửa đổi hoặc bổ sung. Đây là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhận đơn yêu cầu để xem xét, giải quyết vụ việc

Bước 3: Mở thủ tục phá sản 

– Ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản

– Gửi giấy đòi nợ của các chủ nợ và lập danh sách chủ nợ

– Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và thông báo đến những người liên quan. Trong quá trình này, Tòa án có thể yêu cầu thực hiện các biện pháp 

Bước 4: Hội nghị chủ nợ

– Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất: Được xem xét là hợp lệ nếu có ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm tham gia. Nếu không, sẽ mở hội nghị lần thứ hai.

– Hội nghị chủ nợ lần thứ hai: Có thể đưa ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản, áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc tuyên bố phá sản.

Bước 5: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản Nếu doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện, Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản.

Bước 6: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

– Thanh lý tài sản phá sản.

– Phân chia tiền thu được từ bán tài sản cho các đối tượng theo thứ tự ưu tiên quy định.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á liên quan đến “trình tự mở thủ tục phá sản”. Mọi vướng mắc xin liên hệ SĐT/Zalo 0941.776.999 – 0888.695.000 để được tư vấn hỗ trợ

Hương Trinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *