Việc lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch đánh giá này? Cùng xem hướng dẫn ngay sau đây.
1. Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động thực hiện nên người sử dụng lao động sẽ phải tự chủ động lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động cần đảm bảo các nội dung sau đây:
(1) Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
(2) Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
(3) Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
(4) Dự kiến kinh phí thực hiện. 2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc một trong 11 ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
(1) Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
(2) Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
(3) Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
(4) Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
(5) Thi công công trình xây dựng.
(6) Đóng và sửa chữa tàu biển.
(7) Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
(8) Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
(9) Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
10) Tái chế phế liệu.
(11) Vệ sinh môi trường.
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, bao gồm:
(1) Khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
(2) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh: Đánh giá định kỳ ít nhất 01 năm/lần, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
(3) Khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng: Thực hiện đánh giá bổ sung.
3. Không lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động có bị phạt?
Việc lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động là một bước quan trọng trong quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động. Do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp buộc phải lập kế hoạch đánh giá rủi ro theo quy định.
Trường hợp không lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng, trong khi đó, người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng (theo khoản 6 Điều 22 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trên đây là bài viết về chủ đề: Hướng dẫn lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động
Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW
Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:
Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000
Website: http://bealaw.com.vn/
Email: bealaw01@gmail.com