Quy định về việc nghỉ không hưởng lương như thế nào?
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động làm việc trong quá trình làm việc ngoài những ngày nghỉ nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ việc có hưởng lương theo quy định pháp luật thì người lao động còn có thể nghỉ việc không hưởng lương. Tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 115 trong Bộ Luật lao động năm 2019, quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương cho người lao động như sau:
– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo cho người sử dụng lao động trong các trường hợp sau:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
– Ngoài những quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày trong các trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Trước khi nghỉ người lao động phải thực hiện thông báo đến người sử dụng lao động được biết và người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động số ngày nghỉ không hưởng lương theo mong muốn.
Thời hạn nghỉ không lương theo quy định của pháp luật
Pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động. Tuy nhiên, khi người lao động xin nghỉ không lương trong thời gian dài, cần chú ý đến quyền lợi khi tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) của mình. Trong trường hợp nghỉ dài ngày, người lao động có thể thỏa thuận với công ty để đảm bảo quyền lợi khi tham gia BHXH của mình. Điều này có thể bao gồm việc tự đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức tham gia BHXH tự nguyện để duy trì quyền lợi và đủ điều kiện khi hưởng các chế độ BHXH sau này.
Trước khi quyết định nghỉ không lương trong thời gian dài, người lao động nên tìm hiểu kỹ về quyền lợi và quy định của pháp luật về BHXH, và thỏa thuận rõ ràng với công ty để tránh ảnh hưởng đến công việc cũng như lợi ích của hai bên.
Doanh nghiệp có phải đóng BHXH cho người lao động khi người lao động nghỉ việc không lương?
Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Thời gian này cũng không được tính để hưởng các quyền lợi từ bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng Bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Do đó, trong trường hợp người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, công ty không cần đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Tức là người lao động cũng sẽ không được tính hưởng các quyền lợi từ bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động nghỉ thai sản)
Trong trường hợp nghỉ không lương kéo dài, công ty sẽ thực hiện báo giảm số lượng lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động đó.
Trên đây là bài viết về chủ đề: Doanh nghiệp có phải đóng BHXH cho người lao động khi người lao động nghỉ việc không lương?
Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW
Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:
Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000
Website: http://bealaw.com.vn/
Email: bealaw01@gmail.com