Khi nào di chúc phải có người làm chứng?

Xin chào Luật sư, tôi đang có ý định lập di chúc, tôi có nghe hàng xóm nói qua về việc di chúc cần người làm chứng nhưng tôi không rõ về điều này cho lắm. Luật sư cho tôi hỏi có phải tất cả di chúc đều cần có người làm chứng hay không? Khi nào thì di chúc phải có người làm chứng?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Khi nào di chúc phải có người làm chứng? mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Di chúc là gì?

– Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

– Pháp luật hiện hành quy định hình thức của di chúc gồm:

+ Di chúc được lập thành văn bản, trong đó chia ra: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực.

+ Di chúc miệng.

3. Quy định về người làm chứng khi lập di chúc

– Chúng ta có thể hiểu “người làm chứng” là người chứng kiến và đứng ra xác nhận những gì mình chứng kiến.

Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

4. Trường hợp di chúc phải có người làm chứng

Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng khi người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc, đồng thời di chúc đáp ứng điều kiện khác về nội dung và hình thức.

Như vậy việc lập di chúc không bắt buộc phải có người làm chứng, tùy theo nhu cầu mà có thể lựa chọn hình thức nên trên.

– Tuy nhiên, cũng có những trường hợp di chúc phải có người làm chứng được quy định tại Điều 630, 634 Bộ luật

+ Thứ nhất, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

+ Thứ hai, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

+ Thứ ba, di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

– Và dù việc lập di chúc có hay không có người làm chứng thì đều phải tuân thủ quy định của pháp luật về nội dung và hình thức tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015:

+ Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

+ Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

+ Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

+ Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề: Khi nào di chúc phải có người làm chứng?

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

(Vũ Hải Linh)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *