Quy định về công tác y tế đối với doanh nghiệp

1. Quy định về công tác y tế đối với doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc tổ chức bộ phận y tế trong doanh nghiệp thì:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, người sử dụng lao động phải bảo đảm:

  • Có ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 lao động.
  • Có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 lao động.
  • Có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 lao động.
  • Phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên.

– Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác phải bảo đảm:

  • Ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 lao động.
  • Ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 lao động.
  • Có 01 bác sỹ và 01 người làm công tác y tế khác: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 lao động.

Theo quy định trên, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển sử dụng từ 1000 lao động trở lên buộc phải thành lập phòng y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Các doanh nghiệp còn lại không thuộc diện phải thành lập phòng y tế phải đảm bảo bố trí số lượng người làm công tác y tế theo đúng quy định để thực hiện chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

2. Không thành lập phòng y tế theo quy định, có sao không?

Trường hợp doanh nghiệp không thể bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định, khoản 5 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp buộc có thể ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực để thay thế bộ phận y tế, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự định ký hợp đồng lao động phải đảm bảo:

– Cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy mô lao động.

– Có mặt kịp thời tại doanh nghiệp khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Khi tiến hành ký hợp đồng đối với cơ sở khám chữa bệnh thay cho việc thành lập bộ phận y tế, doanh nghiệp phải thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà mình ký hợp đồng với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực hoặc bố trí người làm công tác y tế không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 21 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Đại Đông Á về vấn đề “Quy định về công tác y tế đối với doanh nghiệp ”. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua SĐT/Zalo 0941.776.999 – 0888.695.000 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *