HÀNH VI GÂY TIẾNG ỒN THÌ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Khách hàng có câu hỏi: Cạnh nhà tôi có một xưởng sản xuất giết mổ heo, tiếng ồn khi heo bị giết thịt rất lớn, làm ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của mọi người dân xung quanh. Vậy không biết cơ quan có thẩm quyền nào sẽ giải quyết vấn đề này? Và cơ sở sản xuất đó sẽ bị xử phạt như thế nào?

Rất cảm ơn khách hàng đã quan tâm và đặt câu hỏi. Công ty Luật TNHH Đại Đông Á xin phép trả lời câu hỏi trên như sau.

1. Đối tượng áp dụng

            Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định:

– Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đăc quyền kinh tế và tềm lục địa của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđều bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.

– Hộ gia đình, hộ kinh doanh ca thể vi phạm các quy định của nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

            Như vậy, cơ sở sản xuất trên thuộc đối tượng bị xử phạt hành chính đối với hành vi gây tiếng ồn.

2. Thẩm quyền xử phạt

2.1. Đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

            Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định:

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khác phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c hoặc đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trương có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thời hạn thuộc thẩm quyền;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, I, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

            Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, quy định:

– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 500.000 đồng;

– Trạm trưởng, Đội trưởng Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.500.000 đồng

– Trưởng Công an xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửu khẩu, khu chế xuất cá quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Trường Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khảon 3 Điều 4 Nghị định này.

– Giám đốc Công an tỉnh có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Cục Trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

            Căn cứ theo Điều 50 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, quy định:

– Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 500.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoặt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đưng được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoạc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

2.4. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác

            Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, quy định:

Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành thuỷ sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thuỷ nội địa có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vục mình quản lý quy định tại Nghị định này.

            Như vậy, có thể thấy tuỳ thuộc vào mức độ xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt sẽ thay đổi. Vậy nên, người dân cần đặc biệt luu ý và để tâm đến vấn đề này, để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

3. Vi phạm quy định về tiếng ồn

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

– Phạt tiền 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến 30 dBA.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến 40 dBA.

– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

– Hình thức phạt bổ sung:

  • Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 thnags đối với trường hợp vi phạm quy định các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 17 Nghị định này;
  • Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 17 Nghị định này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định này gây ra;
  • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Có thể thấy mức phạt hành chính đến đâu phạt như nào còn phụ thuộc vào mức độ gây tiếng ồn của cơ sở sản xuất đó.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc xử phạt đối với hành vi gây tiếng ồn, qua tư vấn khách hàng và bạn đọc có thể nắm được đối tượng xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi gây tiếng ồn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ  0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn. 

“LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ”

———————————————————

☎ Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

🏢Địa chỉ: Số 58, đường 01, Khu Sunrise C, KĐT The Manor Central Park, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *