Câu hỏi: Tôi và bạn trai muốn đăng ký kết hôn thì đăng ký ở đâu? Xin Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi.
Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Đăng ký kết hôn ở đâu là đúng pháp luật? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
– Luật hộ tịch 2014
2. Đăng ký kết hôn là gì? Điều kiện đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn là quá trình pháp lý nhằm xác nhận và công nhận sự kết hôn của hai người với nhau. Ở Việt Nam, việc đăng ký kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Theo đó, để đăng ký kết hôn, các bên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên,
nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp
cấm kết hôn, gồm:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản
trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
* Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính.
3. Nơi đăng ký kết hôn
Sau khi đáp ứng được các điều kiện trên, các bên sẽ tiến hành đăng ký kết hôn tại phòng tư pháp của UBND xã/phường/thị trấn (UBND cấp xã) , nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. Khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt tại UBND cấp xã, nếu hai bên tự nguyện đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch sẽ ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn, đồng thời giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của hai bên theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình.
Quá trình đăng ký này sẽ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bảo đảm tính công khai, minh bạch, không bị ép buộc và không bị can thiệp vào quyền tự chủ của các bên.
Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký kết hôn, các bên sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn, xác nhận họ đã chính thức trở thành vợ chồng. Giấy chứng nhận này sẽ có giá trị pháp lý và có thể được sử dụng để chứng minh quyền lợi tài sản, quyền lợi chế độ bảo hiểm xã hội, quyền lợi thừa kế và quyền lợi khác liên quan đến quan hệ hôn nhân.
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Đăng ký kết hôn ở đâu là đúng pháp luật? theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.
LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!
Một số bài viết có liên quan: