Bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá

1) Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ ở mức giá quá thấp so với giá thông thường nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bản chất của việc bán phá giá nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh chấp nhận bán hàng ở mức lỗ nào đó trong hiện tại để sớm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã tyêu diệt được đối thủ cạnh tranh, loại bỏ được những áp lực cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, doanh nghiệp bán phá giá sẽ nâng giá bán hàng hoá, bóc lột người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận bù đắp vào khoản thua lỗ trước đó và hưởng lợi nhuận siêu ngạch. Nói chung, dưới giác độ pháp luật cạnh tranh, hành vi bán phá giá bị coi là bất hợp pháp.

Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.

2) Các biện pháp chống phá giá

– Áp dụng thuế chống bán phá giá;

Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống bán phá giá là áp đặt thế chống bán phá giá đới với sản phẩm nhập khẩu (thuể phần trăm giá trị sản phẩm hoặc thuế cố định trên đơn vị sản phẩm

Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, luật pháp quốc tế cho phép thực hiện việc đánh thuế vào hàng hoá bán phá giá. Nhìn chung, việc điều tra đều liên quan đến chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm tại thị trường nước xuất khẩu, giá thị thông thường của hàng hoá, mức độ tổn thấy tiêm năng của ngành sản xuất…để có thể đưa ra các mức thuế phù hợp. Thuế chống bán phá giá sẽ làm cho giá hàng hoá tăng lên và bảo vệ các nhà sản xuất nội địa

Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận”.

3) Điều kiện áp dụng các biện pháp chống phá giá

Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, sau đây:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017;
  • Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
  • Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định: không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Đại Đông Á về “Bán phá giá và các biện pháp chống phá giá”. Mọi vướng mắc xin vui lòng liên hệ qua SĐT/Zalo 0888.695.000 – 0941.776.999 để được tư vấn và giải đáp.

Hương Trinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *