Các loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề Các loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Theo quy định của pháp luật, một số loại Hợp đồng sau đây phải được công chứng, bao gồm:

1. Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

2. Hợp đồng liên quan đến nhà ở

– Hợp đồng mua bán nhà ở;

– Hợp đồng tặng cho nhà ở;

– Hợp đồng đổi nhà ở;

– Hợp đồng thế chấp nhà ở;

– Hợp đồng chuyển hợp đồng mua bán nhà ở thương mại;

Lưu ý: Đối với các giao dịch trên thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Căn cứ pháp lý: Điều 122 Luật nhà ở 2014.

3. Các giao dịch liên quan đến chuyển quyền sở hữu xe

– Giấy bán xe;

– Giấy cho xe;

– Giấy tặng xe.

Giao dịch mua, bán, cho tặng xe trên gồm các phương tiện: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA.

4. Di chúc

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ;

– Di chúc miệng (có 2 người làm chứng, sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí thì người làm chứng ghi chép lại nội dung và di chúc này được công chứng trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người để lại di chúc thể hiện ý chí của mình).

– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực).

5. Giám hộ

Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 BLDS 2015 thì Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

6. Hôn nhân và gia đình

– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng.

– Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng.

– Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Trên đây là các thông tin về Các loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *