Cách tính nợ quá hạn để tránh bị nợ xấu ai cũng nên biết!

Cách tính nợ quá hạn đem lại rất nhiều ý nghĩa đối với bên được vay vốn. Công thức cũng tương đối đơn giản và dễ dàng vận dụng. Với những thông tin hữu ích được bài viết chia sẻ dưới đây, bạn sẽ chuẩn bị được cho mình một nền tảng thật tốt, hạn chế thấp nhất những bất cập về tài chính có thể xảy ra. 

Trước tiên phải hiểu nợ quá hạn là gì? Nợ quá hạn được hiểu chính là khoản nợ mà khách hàng chưa hoàn thành nghĩa vụ chi trả dù đã đến hạn thanh toán trong hợp đồng thỏa thuận. Khoản nợ quá hạn được phân loại thành hai nhóm khác nhau:

Nợ quá hạn có bảo đảm

Nợ quá hạn có bảo đảm được hiểu là các khoản vay có tài sản thế chấp hoặc có bên thứ ba đứng ra bảo đảm cho khoản vay của khách hàng. Khi khách hàng nợ quá hạn và không có khả năng chi trả, tài sản được dùng để bảo đảm hoặc bên thứ ba nhận bảo đảm sẽ có nghĩa vụ thanh toán khoản vay cho đơn vị tín dụng. 

Nợ quá hạn không có bảo đảm

Hiểu đơn giản, khoản vay này sẽ không có bất kỳ tài sản hoặc bên thứ ba bảo đảm. Khi xuất hiện nợ quá hạn và người vay vốn không còn khả năng thanh toán, đơn vị tài chính cho vay thường sẽ phải chấp nhận rủi ro bị mất trắng khoản tiền này. Đồng thời với đó, khách hàng sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu nhóm 5 dưới 10 triệu trở lên và không được xem xét cho vay trong thời gian sau. 

Cách tính nợ quá hạn chuẩn hiện nay

Cách tính nợ quá hạn hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các khách hàng đã, đang và sẽ có nhu cầu vay vốn phục vụ cho nhu cầu của cá nhân. Tìm hiểu công thức tính nợ chính xác sẽ giúp bạn chủ động hơn trong xác định số tiền sau cùng phải chi trả cho khoản vay của bản thân mình. Điều này giúp bạn thuận tiện hơn trong sắp xếp lại việc thu – chi của bản thân. 

Pháp luật về dân sự hiện hành là văn bản pháp lý điều chỉnh chung liên quan đến vấn đề các khoản vay, lãi suất vay tối đa,… Từ khung pháp lý này, các đơn vị cho vay, bao gồm các công ty tài chính, các đơn vị ngân hàng tín dụng,… sẽ xây dựng những cách tính lãi suất trong hạn và lãi suất phát sinh thêm từ khoản vay nợ quá hạn của khách hàng. Hiện nay, cách tính nợ quá hạn cơ bản nhất, được hầu hết các đơn vị tài chính cho vay vốn áp dụng sẽ là: 

Nợ quá hạn = nợ chưa trả + tiền lãi chưa thanh toán + tiền lãi quá hạn

  • Nợ chưa trả: chính là khoản tiền khách hàng vay vốn đã vay từ các đơn vị tín dụng, đã đến kỳ hạn nhưng chưa được thanh toán cho đơn vị vay vốn.
  • Tiền lãi: là khoản tiền phát sinh từ tiền vốn gốc theo mức lãi suất được ghi nhận trong hợp đồng vay vốn của các bên. Khoản tiền này được tính bằng công thức số tiền vay nhân cho lãi suất vay đã được thỏa thuận trước đó rồi nhân tiếp cho kỳ hạn vay trong hợp đồng vay vốn.
  • Tiền lãi phát sinh: là số tiền được phát sinh từ số tiền nợ chưa được thanh toán quá hạn nhân với thời gian chậm trả (so với ngày hết hợp đồng vay vốn) và nhân với lãi suất chậm trả. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, mức lãi suất chậm trả hiện nay là không quá 10%, tùy theo đơn vị sẽ có những quy định riêng sao cho phù hợp nhất. 

Cách tính nợ quá hạn quan trọng như thế nào?

Cách tính nợ quá hạn hiện được pháp luật dân sự quy định rõ ràng nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả bên vay và bên cho vay trong quan hệ dân sự.

  • Đối với bên cho vay, tiền nợ quá hạn cho phép họ có thêm một khoản tiền bù vào khoảng thời gian bị chậm trả. Mức lãi suất chậm trả được pháp luật cho phép là không quá 10%, đảm bảo khoản tiền đơn vị tài chính sẽ được nhận để bù đắp cho những ảnh hưởng về tài chính khác. 
  • Đối với bên được cho vay, cách tính nợ chậm trả sẽ giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra, tính toán và đối chiếu với con số mà tổ chức tín dụng đưa ra, từ đó hạn chế các vấn đề bất cập. Mức lãi suất chậm trả được pháp luật dân sự quy định mức tối đa, giúp đảm bảo các tổ chức tín dụng không lợi dụng ưu thế của mình để đưa ra những mức lãi suất bất lợi cho bên vay. Từ đó giúp bảo vệ tối ưu hơn quyền lợi của bên được cho vay. 

Công thức tính nợ chậm trả tương đối đơn giản nhằm giúp khách hàng có thể thuận tiện theo dõi và tính toán để đảm bảo quyền lợi của bản thân mình. Mức lãi suất chậm trả sẽ được các bên thỏa thuận hoặc được bên cho vay thông tin đến cho bên được vay vốn. Đồng thời, yếu tố này cũng sẽ được ghi nhận trong hợp đồng vay vốn trước đó để bạn có thể dễ dàng theo dõi. 

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: “Cách tính nợ quá hạn để tránh bị nợ xấu ai cũng nên biết! theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *