Cảnh giác chiêu trò lừa đảo xuất khẩu lao động

Lợi dụng nhận thức pháp luật đang còn hạn chế nên nhiều công ty môi giới trá hình hoặc các cò xuất khẩu lao động sử dụng những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của rất nhiều người lao động, để lại những hậu quả đáng tiếc và hệ lụy xấu cho xã hội. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động phổ biến:

Công việc không cần trình độ cao, mức phí rẻ, lương cao

Các đối tượng lừa đảo có thể tư vấn những công việc với mức lương “khủng” nhưng không đòi hỏi trình độ đào tạo cao, mức phí lại rẻ để thu hút những người kém hiểu biết.

Gạ gẫm làm giả giấy tờ

Các đối tượng lừa đảo thường gạ gẫm người lao động làm giả giấy tờ khi không đạt yêu cầu về của bên tiếp nhận lao động. Ví dụ như làm giả giấy tốt nghiệp cấp 3, bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học…

Xuất khẩu lao động chui

Nếu bên môi giới dụ dỗ người lao động đi theo các con đường xuất khẩu chui như du học, du lịch,… thì bạn cũng nên tránh bởi việc đi xuất khẩu lao động chui là bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất trở về nước.

Như vậy, người lao động vừa mất tiền cho bên môi giới lại chẳng thể đi xuất khẩu lao động theo ý định ban đầu.

Bắt nộp tiền chống trốn

Tiền chống trốn được hiểu là khoản tiền mà người lao động nộp cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động để cam kết về việc hoàn thành hợp đồng và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn nên đã không trả hoặc không trả đủ số tiền tiền này và lãi cho người lao động sau khi thực hiện xong hợp đồng. Không chỉ thế, vì số tiền chống trốn là khá lớn nên nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc.

Không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền

Khi đưa tiền cho công ty xuất nhập khẩu, người lao động cần hết sức chú ý bởi nếu không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền, người lao động sẽ có nguy cơ mất trắng tiền.

Nhưng cũng đầy rủi ro nếu họ không tìm hiểu kĩ thông tin và nâng cao nhận thức của mình, và cuối cùng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Trong bối cảnh đó, việc phòng chống lừa đảo xuất khẩu lao động không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn của mỗi người dân. Chỉ cần tỉnh táo kiểm tra kĩ các thông tin, người lao động hoàn toàn có thể chọn một công ty xuất khẩu lao động phù hợp cho mình.

Theo khuyến cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, người lao động cần chú ý, chỉ các doanh nghiệp được cấp phép và có hợp đồng cung ứng lao động, đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận, thì mới được phép tuyển chọn lao động. Bởi vậy, người dân cần tìm hiểu kỹ và đến các cơ quan chức năng để được hướng dẫn, không nên tin những công ty trôi nổi, để rồi phải nếm “trái đắng”.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn các hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi của người dân, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc phổ biến pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, thông tin về doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động, thị trường lao động ngoài nước và các điều kiện, tiêu chuẩn, mức lương, chi phí xuất khẩu lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *