Cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu khi bị xâm phạm làm giả, làm nhái.

Thứ nhất, trường hợp nhãn hiệu đã được cấp bằng bảo hộ rồi mới phát hiện có tổ chức làm giả, làm nhái nhãn hiệu đó.

Theo Khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn một trong các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng xử lý hành chính tùy thuộc vào mức độ xâm phạm nhãn hiệu cũng như thiệt hại mà bên vi phạm gây ra cho chủ sở hữu”

– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp mức độ xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên căn cứ tại  Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005: “ Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường khởi kiện dân sự ra tòa án có thẩm quyền. Bởi lẽ, đây là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ này thể hiện được ý chí, yêu cầu của chủ sở hữu bị xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo được nguyện vọng cũng như giá trị bồi thường cho chủ sở hữu.

Thứ hai, trường hợp nhãn hiệu chưa đăng ký hoặc đang chờ được cấp văn bằng bảo hộ phát hiện có tổ chức làm giả, làm nhái nhãn hiệu đó.

Quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu) là tài sản vô hình nên rất dễ bị các chủ thể khác xâm phạm. Cách duy nhất để bảo vệ nhãn hiệu của mình tránh bị xâm phạm là nhanh chóng thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. 

Trường hợp đã đăng ký bảo hộ nhưng chưa được cấp văn bằng, trong thời gian này, chủ sở hữu cần thu thập các thông tin liên quan như chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đó thuộc quyền sở hữu của mình (thời gian tạo ra, thời gian đưa vào hoạt động, nhiều người biết đến nhãn hiệu đó,…); thu thập các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu của mình bị xâm phạm;… Để sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nhanh chóng khởi kiện vụ việc ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trường hợp chủ sở hữu chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhưng nhãn hiệu này đã bị tổ chức khác xâm phạm và có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trước đó; thì chủ sở hữu phải chấp nhận nhãn hiệu của mình bị xâm phạm mà không có cơ chế để xử lý thỏa đáng vì theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, nhãn hiệu được bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ”.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu khi bị xâm phạm làm giả, làm nhái theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *