Cố ý hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề Cố ý hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý thế nào? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

Hiểu một cách đơn giản, Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất đi giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản đó.

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 178.

2. Khách thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ là quan hệ sử hữu tài sản, không xâm phạm đến quan hệ nhân thân.

3.  Mặt khách quan cua tội phạm

– Hành vi khách quan: Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bao gồm hai hành vi là hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Huỷ hoại tài sản là việc làm cho tài sản đó không còn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được. Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản nhưng giá trị sử dụng bị giảm đó vẫn có thể khôi phục được một phần hoặc thậm chí là toàn bộ.

Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Thiêu, đốt, đập phá, dùng hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản…

– Hậu quả:

Hậu quả của hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản bị huỷ hoại hoặc hư hỏng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 178 thì thiệt hại gây ra do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thiệt hại dưới 2.000.000 đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mong muốn sẽ làm cho tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng. Do đó, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện do cố ý. 

Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại.

5. Khung hình phạt với tội phạm

1. Khung 1, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì giá trị tài sản dưới 2 triệu vẫn xử lý, điều đó có nghĩa là không phụ thuộc vào tài sản có giá trị là bao nhiêu chỉ cần xác định được giá trị là xử lý về tội phạm này, cụ thể:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

 – Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Khung 2, phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi phạm tội:

 – Có tổ chức;

 – Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 – Tài sản là bảo vật quốc gia;

 – Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

 – Để che giấu tội phạm khác;

 – Vì lý do công vụ của người bị hại;

 – Tái phạm nguy hiểm.

3. Khung 3, phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

4. Khung 4, phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, người phạm tội có thể sẽ bị xử phạt bổ sung như sau: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là các thông tin về Cố ý hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *