Cố ý phạm tội là gì? Phân loại lỗi cố ý theo BLHS mới nhất

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề Cố ý phạm tội là gì? Phân loại lỗi cố ý theo BLHS mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

2. Khái niệm cố ý phạm tội.

Theo quy định tại Điều 364 Bộ Luật tố tụng dân sự:  

“Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.”

Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây gọi chung là BLHS) quy định về lỗi cố ý phạm tội như sau:

“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

3. Phân loại lỗi cố ý theo BLHS.

Căn cứ vào quy định tại Điều 10 BLHS, có thể thấy cố ý phạm tội được chia thành 2 loại là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

3.1. Cố ý trực tiếp.

Cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Người phạm tội thấy trước được hậu quả xảy ra, biết là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn tìm cách thực hiện hành vi tương ứng để hậu quả xảy ra như mong muốn.

Về mặt nhận thức, lý trí: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý trực tiếp có đầy đủ căn cứ để nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình thực hiện.

Về mặt ý chí của người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp tức là người này mong muốn khi thực hiện hành vi những hậu quả mà người phạm tội có thể thấy trước xảy ra.

3.2. Cố ý gián tiếp.

Cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội và có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội, tuy người này không mong muốn hậu quả đấy xảy ra nhưng lại có ý thức để mặc cho hậu quả đấy xảy ra.

Hậu quả có xảy ra hay không không phải mục đích khi thực hiện hành vi vi phạm. Người thực hiện tuy không muốn xảy ra hậu quả nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra, không quan tâm hậu quả có xảy ra hay không.

Về lý trí, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiếm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra mà vẫn để nó xảy ra.

Về ý chí, người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra, được hiểu là dù hậu quả xảy ra hay không thì đối với người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xuất hiện trên thực tế hay không thì người phạm tội cũng đều chấp nhận. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội theo đuổi mục đích khác vì thế họ nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả xảy ra.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) vềCố ý phạm tội là gì? Phân loại lỗi cố ý theo BLHS mới nhất theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *