Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức “3 tại chỗ” cho nhân viên văn phòng. Điều này đòi hỏi nhân viên phải làm việc tại nhà và không được ra ngoài, tránh đến nơi đông người để phòng tránh lây nhiễm. Vậy những công nhân đang làm việc “3 tại chỗ” sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng Luật Đại Đông Á tìm hiểu về vấn đề “Công nhân đang làm việc “3 tại chỗ” được hưởng quyền lợi gì?” trong bài viết dưới đây, ngoài ra mọi vướng mắc về pháp luật quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được tư vấn và giải đáp.
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019
- Quyết định 3089/QĐ-TLĐ
- Chỉ thị 16/CT-TTg
2. Công nhân đang làm việc “3 tại chỗ” được hưởng quyền lợi gì?
Trong thời kỳ cách ly Covid, công nhân đang làm việc “3 tại chỗ” vẫn phải thực hiện đầy đủ công việc theo sự phân công, quản lý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, công nhân này cũng phải được hưởng đầy đủ các quyền lợi liên quan đến tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ phúc lợi khác của doanh nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp sẽ trả cho những công nhân của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động để thực hiện công việc, bao gồm cả mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Công nhân làm việc “3 tại chỗ” cũng phải được nhận đủ tiền lương theo thỏa thuận và được trả đầy đủ, đúng hạn theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019. Tiền lương tháng của công nhân thường được trả theo thời điểm có tính chu kì như ngày cuối cùng của tháng, ngày 05 của tháng, ngày 15 của tháng,…
Ngoài ra, khi áp dụng mô hình “3 tại chỗ”, doanh nghiệp phải có phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đồng thời đảm bảo điều kiện về nơi ở, sinh hoạt và chất lượng bữa ăn, sức khỏe cho người lao động. Nhằm quan tâm và động viên những người lao động trong thời điểm dịch bệnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 3089/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ là đoàn viên, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất. Mức hỗ trợ là 01 triệu đồng/người (hỗ trợ 01 lần duy nhất) và được thực hiện tính từ ngày 24/8/2021. Số lượng người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ này sẽ do công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên xác định.
Lưu ý: Số tiền hỗ trợ bữa ăn không chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ”. Thay vào đó, tiền hỗ trợ sẽ được chuyển cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Đồng thời, công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên sẽ giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.
Vì vậy, công nhân đang làm việc “3 tại chỗ” không chỉ được hưởng đầy đủ quyền lợi liên quan đến tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ phúc lợi khác của doanh nghiệp mà còn được hỗ trợ bữa ăn với mức 1 triệu đồng/người.
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: “Công nhân đang làm việc “3 tại chỗ” được hưởng quyền lợi gì?” theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, doanh nghiệp,….. Luật Đại Đông Á tự tin có thể giải đáp các vấn đền liên quan đến các vấn đề pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp.
Một số bài viết có liên quan:
- Lưu ý cho doanh nghiệp và người lao động khi ký kết Hợp đồng thời vụ
- Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- 7 trường hợp người lao động được nghỉ việc không cần báo trước