Đề xuất: Trốn đóng BHXH phải đóng thêm tiền: 0,03%/ngày trên số tiền trốn đóng

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Đề xuất: Trốn đóng BHXH phải đóng thêm tiền: 0,03%/ngày trên số tiền trốn đóng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất đã đề xuất các quy định về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và hướng xử lý vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Đầu tiên, theo quy đinh tại Điều 43 Dự thảo Luật, các hành vi sau bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

(1) Người sử dụng lao động không đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đăng ký không đủ số người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Dự thảo.

(2) Người sử dụng lao động đã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nhưng đến thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 40 của Dự thảo mà chưa đóng hoặc đóng chưa đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng theo quy định. Số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng bao gồm số tiền bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm phải đóng của người sử dụng lao động và số tiền bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm phải đóng của người lao động. 

(3) Người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.

Thứ hai, xử lý vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội tại Điều 44 Dự thảo Luật:

Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bị xử lý theo hướng sau đây:

– Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điều 43 của Dự thảo nếu sau thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất mà không đóng thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền trốn đóng và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên.

– Cơ quan bảo hiểm xã hội khởi kiện ra Toà án đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi được người lao động uỷ quyền.

– Khi có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan bảo hiểm xã hội kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của pháp luật có liên quan và thực tiễn địa phương, quyết định áp dụng các biện pháp, chế tài khác đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội trên phạm vi địa phương.

Bên cạnh đó, ngoài việc phải đóng đủ số tiền trốn đóng và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp phải nộp thêm số tiền 0,03%/ngày trên số tiền trốn đóng BHXH bắt buộc.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Đề xuất: Trốn đóng BHXH phải đóng thêm tiền: 0,03%/ngày trên số tiền trốn đóng . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.

LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *