Đèn đỏ có được phép rẽ trái không

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông mặc định rằng khi gặp đèn đỏ giao thông là phải dừng lại, nhưng trong một số trường hợp, khi gặp đèn đỏ chúng ta vẫn được phép điều khiển phương tiện theo các hướng khác. Vậy pháp luật quy định về các trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái như thế nào?

I. Cơ sở pháp lý

– Luật giao thông đường bộ 2008

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

II. Nội dung tư vấn

Các trường hợp khi gặp đèn đỏ được phép rẽ trái

– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ, ngay cả khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu; hoặc vạch kẻ đường thì người tham gia giao thông vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu. 

Như vậy, nếu Cảnh sát giao thông ra dấu bằng tay bằng tay, còi, cờ, gậy… cho phép rẽ trái thì người tham gia giao thông được quyền rẽ trái. 

– Có biển báo phụ cho phép rẽ trái.

Nội dung của biển này sẽ ghi “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái”, có thể có kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”. Như vậy, khi gặp biển báo này, người tham gia giao thông được phép rẽ phải nhưng phải chú ý 

Mỗi hành động, cử chỉ, cách ứng xử khi tham gia giao thông không chỉ là văn hóa giao thông mà còn thể hiện nhân cách của mỗi người. Mỗi người hãy tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhường đường khi tham gia giao thông để cùng xây dựng văn hóa giao thông và góp phần bảo đảm an toàn giao thông.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Đại Đông Á về việc đèn đỏ có được phép rẽ trái không. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được tư vấn và thực hiện!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *