Xin chào Luật sư, bản thân tôi đã từng là một người đi xuất khẩu lao động, tôi nhận thấy việc đưa người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài rất có tiềm năng phát triển. Vì vậy, tôi đang ấp ủ mong muốn thành lập một công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Để thành lập được công ty xuất khẩu lao động cần chuẩn bị những gì? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn
I. Căn cứ pháp lý
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng 2020
II. Nội dung tư vấn
1) Điều kiện cấp giấy phép hoạt động
Căn cứ Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần đáp ứng các điều kiện sau đây
– Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư
– Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng 2020
– Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích
– Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
– Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Có trang thông tin điện tử.
Như vậy, để thành lập được công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng rất nhiều các điều kiện và giữ cho đời tư cuộc sống trong sạch, không bị vướng án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Bạn cần xem xét kĩ lưỡng các yêu cầu và cần có sự chuẩn bị phù hợp trước khi thành lập công ty xuất khẩu lao động.
2) Trình tự, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty
– Bản sao giấy tờ: bản sao giấy tờ nhân thân của những người liên quan; bản sao quyết định thành lập công ty
– Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân đem đủ 1 bộ hồ sơ đến nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư
Bước 3: Nhận kết quả
– Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp tự quyết định về hình thức con dấu và phải thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
Bước 4: Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động cần phải xin cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động thì mới có thể đi vào hoạt động
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: “Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động“ theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, doanh nghiệp,….. Luật Đại Đông Á tự tin có thể giải đáp các vấn đền liên quan đến các vấn đề pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp.