Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Doanh nghiệp FDI là gì? Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp FDI vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
- Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là từ viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment được hiểu là hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp FDI và cũng chưa có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này mà chỉ có giải thích về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, theo quy định tại khoản 22, điều 3 Luật Đầu tư 2020: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Doanh nghiệp FDI theo luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình.
Về bản chất, FDI chính là sự giao nhau về nhu cầu giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư, cụ thể là:
– Có sự thiết lập về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
– Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý
– Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài với nơi được đầu tư vốn
– Có liên quan tới sự mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia khác
– Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế
VD: Một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay như: Công ty TNHH nước giải khát Coca – Cola Việt Nam (TP Hồ Chí Minh) với vốn đầu tư từ Singapore; Bệnh viện đa khoa Kwang Myung Việt Nam (Hà Nội) với vốn đầu tư từ Hàn Quốc;….
2. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI có những đặc điểm đặc trưng như sau:
– Hình thức đầu tư:
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác
- Công ty nước ngoài có chi nhánh được thành lập tại Việt Nam
- Hợp tác đầu tư kinh doanh theo hình thức hợp đồng BCC
Lưu ý: Hợp đồng BCC là loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và sản phẩm theo quy định của pháp luật và không thành lập tổ chức kinh tế.
– Hình thức doanh nghiệp: Doanh nghiệp FDI có thể có thể được thành lập theo hình thức công ty TNHH 1 thành viên; công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
– Quyền và nghĩa vụ: Doanh nghiệp FDI thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và hưởng các chính sách ưu đãi riêng dành cho doanh nghiệp FDI.
– Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam và mở rộng thị trường kinh doanh ra quốc gia.
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới. Doanh nghiệp FDI có nhiều vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế:
– Xây dựng mô hình doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn: có sự tham gia trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc điều hành và quản lý vốn nên quản lý vô cùng chuyên nghiệp, đảm bảo tính trách nhiệm cao.
– Nguồn vốn FDI được đảm bảo tính hiệu quả
– Mở rộng được quy mô khai thác, sản xuất và tận dụng được các lợi thế kinh tế của quốc gia được đầu tư. VD: các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư FDI vào Việt Nam có thể tận dụng được các lợi thế kinh tế của Việt Nam như: nguồn lao động trẻ, dồi dào, giá rẻ; nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của Việt Nam.
– Năng suất tăng cao, giá thành sản phẩm giảm phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng
– Hình thức đầu tư FDI giúp các doanh nghiệp nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ và phí mậu dịch của nước được đầu tư
– Bằng hình thức hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI có thể tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư
– Tạo thêm nhiều công ăn việc làm: cải thiện đời sống người dân và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu
– Nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước: đẩy mạnh năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về: Doanh nghiệp FDI, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp FDI theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Luật Đại Đông Á (BEALAW) tự tin có thể giải đáp các vấn đề DÂN SỰ, HÌNH SỰ, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH DOANH THƯƠNG MẠI và các vấn đề pháp lý khác.