Dự kiến tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024: Những lợi ích mà người lao động được hưởng

Hiện hành, mức lương thấp nhất trả cho người lao động phải bằng lương tối thiểu vùng.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng. Cụ thể:

Mức lương tối thiểu vùng theo tháng được đề xuất:

  • Vùng I là: 4.960.000 đồng/tháng;
  • Vùng II là: 4.410.000 đồng/tháng;
  • Vùng III là: 3.860.000 đồng/tháng;
  • Vùng IV là: 3.450.000 đồng/tháng.

Có thể thấy, so với mức lương tối thiểu hiện hành, mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến tăng từ 200.000 đồng – 280.000 đồng.

Từ việc tăng lương tối thiểu vùng, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:

Tăng tiền lương tháng

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, tiền lương được trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, mức lương theo công việc/chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu, còn phụ cấp lương và khoản bổ sung khác là những khoản tiền không bắt buộc. Chính vì vậy, mức lương thấp nhất trả cho người lao động phải bằng lương tối thiểu vùng.

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng sẽ được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH. Căn cứ điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định này:

2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Do đó, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là cơ sở buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng. Điều này dẫn đến mức hưởng các chế độ BHXH, các khoản: tiền lương ngừng việc, tiền lương tối thiểu khi điều chuyển công việc, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa,…  cũng sẽ tăng theo.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Đại Đông Á về vấn đề: 
07 trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Mọi vướng mắc xin liên hệ qua SĐT/Zalo 0888.695.000 – 0941.776.999 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *