Giấy phép xây dựng là gì? Những nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

giay-phep-xay-dung-la-gi?-nhung-noi-dung-chu-yeu-cua-giay-phep-xay-dung

Khi thực hiện các công trình xây dựng, việc có được Giấy phép xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn, chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Giấy phép xây dựng và những nội dung chủ yếu mà nó đề cập. Hãy cùng Luật Đại Đông Á tìm hiểu về vấn đề “Giấy phép xây dựng là gì? Những nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng” trong bài viết dưới đây, ngoài ra mọi vướng mắc về pháp luật quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được tư vấn và giải đáp.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật xây dựng 2014

2. Giấy phép xây dựng là gì? Những nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Giấy phép xây dựng bao gồm các loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, bao gồm giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo, và giấy phép di dời công trình.

giay-phep-xay-dung-la-gi?-nhung-noi-dung-chu-yeu-cua-giay-phep-xay-dung
Giấy phép xây dựng là gì? Những nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

Theo Điều 90 Luật Xây dựng 2014, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:

  1. Tên công trình thuộc dự án.
  2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
  3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
  4. Loại, cấp công trình xây dựng.
  5. Cốt xây dựng công trình.
  6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
  7. Mật độ xây dựng (nếu có).
  8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
  9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ (1) đến (8) còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
  10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á về: Giấy phép xây dựng là gì? Những nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí. Luật sư chuyên nghiệp, tư vấn miễn phí – 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, doanh nghiệp,….. Luật Đại Đông Á tự tin có thể giải đáp các vấn đền liên quan đến các vấn đề pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp.

Một số bài viết có liên quan:

  • Cho thuê lại quyền sử dụng đất: Điều kiện, thủ tục thực hiện
  • Đất vi phạm là gì? Khi nào được cấp Sổ đỏ? Khi nào bị thu hồi?
  • Thời hạn sở hữu nhà ở và hồ sơ, thủ tục gia hạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *