Hậu quả của việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Hậu quả của việc này có thể gây ra các vấn đề pháp lý bất lợi nhất định đối với doanh nghiệp.

1) Nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

– Bị chấm dứt hoạt động kinh doanh/giải thể/phá sản

– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bị cơ quan thuế tra thông báo doanh nghiệp không hoạt tại địa chỉ đăng ký

– Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc thời hạn hợp đồng.

– Nhà thầu/nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khi khi kết thúc hợp đồng/chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khi cho bên khác.

2) Hậu quả khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

– Không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.

Theo quy định tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:

“Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”

– Không nộp được các báo cáo, tờ khai trên website Thuế điện tử, gồm:

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, tờ khai thuế giá trị gia tăng.

+ Các loại báo cáo năm: Báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp,…

– Không được làm thủ tục để thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép đầu tư.

Vậy nên, việc kịp thời mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp trong trường hợp luật định giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro về tiền bạc cũng như hậu quả pháp lý bất lợi cho doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Đại Đông Á về vấn đề “Hậu quả khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế”. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua SĐT/Zalo 0941.776.999 – 0888.695.000 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hương Trinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *