Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề: Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà? mới nhất vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Di sản là gì?

– Di sản theo điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

3. Các trường hợp cháu được hưởng di sản từ ông, bà

* Trường hợp 1: Ông bà để lại di sản cho cháu thông qua di chúc 

– Theo quy định của pháp luật, “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết; do đó ông bà muốn để lại di sản cho ai thì có quyền lập di chúc để phân chia tài sản đó. 

– Như vậy, cháu sẽ được hưởng di sản từ ông bà nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Trong di chúc, ông bà có để lại di sản cho cháu.

+ Bản di chúc đó hợp pháp, cụ thể là đáp ứng các quy định tại Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015 về hình thức, nội dung.

* Trường hợp 2: Ông bà không để lại di chúc 

– Khi ông bà mất mà không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật theo quy định về người thừa kế tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

– Theo hàng thừa kế như trên thì cháu ruột của người chết là ông bà sẽ thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được nhận thừa kế khi không có ai ở hàng thừa kế trước đó (do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.)

* Trường hợp 3: Thừa kế thế vị

– Hiện nay, pháp luật quy định trường hợp thừa kế thế vị tại Điều 652, thừa kế thế vị xảy ra khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *