Khi ly hôn mà đã có con chung, tình trạng phổ biến là người được nhận quyền nuôi con cái lại ngăn cản việc gặp con. Việc cản trở không cho gặp con cái, chăm sóc và nuôi con chung là không đúng quy định của pháp luật hôn nhân gia đình. Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì:
+ Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ trôn trọng quyền của con được chung sống với người trực tiếp nuôi.
+ Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
+ Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm non con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
- Quyền của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Căn cứ theo Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn quy định.
+ Cha, mẹ người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
- Khi bị cản trở việc gặp con sau khi ly hôn thì nên làm gì?
+ Để giải quyết trường hợp này, trước hết cần thương lượng với người vợ và gia đình của người vợ để đảm bảo quyền thăm non con của người chồng.
+ Trong trường hợp người vợ và gia đình vợ vẫn tiếp tục cố tình không cho chồng thăm nom con, thì người chồng có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc vợ và gia đình vợ thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án cũng như theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các thông
tin về vấn đề Không cho gặp con cái sau khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ
ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
LUẬT ĐẠI ĐÔNG Á (BEALAW) – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ!