Không thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn phải làm sao?

Xin chào Luật sư, tôi và chồng ly hôn cách đây hơn một năm, tòa án giao con gái cho tôi nuôi và chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con nhưng cho đến nay chồng cũ vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, tôi có nhiều lần nhắn tin gọi điện nhắc về vấn đề này thì chồng cũ tôi đều lờ đi, Luật sư cho hỏi nếu chồng cũ tôi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như trên thì phải làm sao? Tôi cảm ơn!

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con

– Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong đó có việc: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

– Ngoài ra Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có nêu: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con, trong trường hợp của bạn thì chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con theo quy định và việc chồng bạn có những hành động như không cấp dưỡng, lờ đi khi bạn hỏi về vấn đề cấp dưỡng cho thấy chồng bạn đang vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con cái.

3. Không thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn phải làm sao?

3.1. Giải quyết dân sự

– Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định những đối tượng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

+ Người được cấp dưỡng;

+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án.

– Như vậy, trước tiên cách bạn có thể lựa chọn là yêu cầu Tòa án buộc chồng bạn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó với con.

3.2. Xử phạt hành chính

– Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, cụ thể với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 và bị buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.

3.3. Trách nhiệm hình sự 

– Việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không những bị xử lý về dân sự, xử lý về hành chính mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này thì bị:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;

+ Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật BEALAW về vấn đề Không thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn phải làm sao?

Liên hệ Luật sư (Theo chủ đề bài viết) – Luật BEALAW

Nếu bạn cần tư vấn về (theo chủ đề bài viết); bạn có thể liên hệ đến BEALAW theo các phương thức sau:

Điện thoại (Zalo): 0941.776.999 hoặc 0888.695.000

Website: http://bealaw.com.vn/

Email: bealaw01@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *