Quý khách muốn tìm hiểu về vấn đề Lập di chúc chung vợ chồng có được không? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ theo số điện thoại 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí và hỗ trợ các thủ tục pháp lý một cách nhanh nhất.
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2005
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
II. Lập di chúc chung vợ chồng có được không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Tại điều Điều 663 và Điều 668 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định như sau:
Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng
Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Như vậy, theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng. Tài sản chung của vợ,chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 lại không quy định vấn đề này, nhưng cũng không có quy định nào cấm vợ chồng lập di chúc chung. Do đó, việc lập di chúc chung hay riêng của vợ và chồng tùy thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân.
Tóm lại, vợ chồng vẫn có thể lập di chúc chung. Bản di chúc chung của vợ chồng vẫn có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn các điều kiện tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Về thời điểm có hiệu lực của di chúc, theo khoản 1 Điều 611 và khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự: Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Vậy, di chúc hợp pháp sẽ có hiệu lực toàn bộ tại thời điểm vợ, chồng cùng chết chết hoặc từ thời điểm người sau cùng chết. Trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng chết thì di chúc có hiệu lực một phần (phần di chúc có hiệu lực là phần di chúc liên quan đến di sản của người đã chết). Phần di chúc còn lại chưa phát sinh hiệu lực.
Lưu ý, tính từ thời điểm người để lại di chúc chết, nếu di chúc đó bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ, toàn bộ mong muốn của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì sẽ coi như không có di chúc. Khi đó, di sản sẽ được phân chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về Lập di chúc chung vợ chồng có được không? theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hoặc cần hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí.