Liệu trẻ em có phải đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi?

Nhiều người dân đang xôn xao về việc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Ngày 23/12/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó quy định rõ về đối tượng, mục đích, yêu cầu, hình thức và thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 quy định các đối tượng, nội dung và hình thức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong hoạt động tổ chức lấy ý kiến nhân dân như sau:

Thứ nhất, về đối tượng lấy ý kiến, bao gồm:

– Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài

– Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị – xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác

– Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

Thứ hai, về nội dung lấy ý kiến:

– Toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

– Các nội dung trọng tâm do Chính phủ xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng lấy ý kiến.

Thứ ba, về hình thức lấy ý kiến, người dân có thể đóng góp ý kiến bằng những hình thức sau:

– Góp ý trực tiếp bằng văn bản

– Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm

– Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em cũng thuộc tầng lớp Nhân dân ở trong nước và có thể lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong trường hợp này, dự thảo Luật đất đại (sửa đổi) quy định một số quyền và lợi ích liên quan đến trẻ em khi nhà nước thu hồi đất, cụ thể tại Điểm d Khoản 2 Điều 104 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: “Hỗ trợ cho trẻ em chưa đến tuổi lao động, người khuyết tật, người cao tuổi theo quy định của pháp luật”.

Việc lấy ý kiến của người dân, bao gồm cả trẻ em nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Tuy vậy, để đảm bảo chất lượng của việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật, với độ tuổi và nhận thức, kinh nghiệm của trẻ em thì chỉ nên lấy ý kiến về quy định liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các cháu. Đối với các vấn đề còn lại, cần lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, nhà làm luật, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, Viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia,… để có những góp ý sâu sát, khả thi, có giá trị nhất.

Đồng thời, nhà trường cũng nên kết hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong phạm vi trường học, để trẻ em được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung, pháp luật Đất đai nói riêng.

Trên đây là những giải đáp của Luật Đại Đông Á (BEALAW) về vấn đề Liệu trẻ em có phải đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi? theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác; vui lòng liên hệ ngay 0941.776.999 hoặc 0888.695.000 để được Luật sư tư vấn miễn phí. 

Với tôn chỉ “ trung thực – tận tâm – trách nhiệm – hiệu quả” cùng đội ngũ Luật sư, Luật gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, Luật ĐẠI ĐÔNG Á cam kết bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

 “LUẬT TNHH ĐẠI ĐÔNG Á – GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HIỆU QUẢ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *